[:vi]
Viêm dịch kính gặp trong các viêm màng bồ đào như viêm Pars plana, bệnh sarcoid, lao, giang mai, hội chứng Behcet, viêm màng bồ đào – màng não, bệnh mắt do Toxoplasma…
1. Viêm nội nhãn do vi khuẩn
+ Viêm nội nhãn nội sinh do vi khuẩn lan theo đường máu, có thể tổn thương cả hai mắt. Thường điều trị bằng kháng sinh mạnh, phổ rộng, có thể cắt dịch kính để lấy bệnh phẩm chẩn đoán và loại bỏ phần dịch kính viêm trong những trường hợp nặng.
+ Viêm nội nhãn ngoại sinh do vi khuẩn xâm nhập vào nội nhãn qua vết thương xuyên nhãn cầu hoặc phẫu thuật mở nhãn cầu. Bệnh khởi phát 1 – 2 ngày sau mổ.
Triệu chứng điển hình: mắt đau đỏ, thị lực giảm nhanh và nhiều, kết mạc cương tụ và phù nề, giác mạc phù, tiền phòng nhiều xuất tiết và mủ, dịch kính đục nhiều, có mủ vàng. Bệnh khởi phát và mức độ tuỳ thuộc từng loại vi khuẩn. Các vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn hoặc cầu khuẩn (tụ cầu vàng liên cầu) có độc tính mạnh tiên lượng thị lực xấu dù điều trị rất sớm.
Viêm nội nhãn hậu phẫu mạn xảy ra sau mổ 2 tuần hoặc muộn hơn. Thị lực giảm dần mắt đau nhẹ, tiền phòng có mủ, dịch kính đục nhiều. Viêm nội nhãn do tụ cầu ebidermitis xảy ra 6 tuần sau mổ, do propionipacterium cách acnes có thể xuất hiện 2 tháng hoặc muộn hơn sau mổ lấy thể thuỷ tinh , viêm biểu hiện bằng tủa giác mạc, mủ tiền phòng, đục dịch kính nhiều có mảng chứa P.acnes trong túi bao thể thuỷ tinh.
Xử trí viêm nội nhãn sau mổ do vi khuẩn gồm chọc hút dịch kính lấy bệnh phẩm chẩn đoán nguyên nhân hoặc cắt dịch kính với tiêm kháng sinh vào buồng dịch kính kết hợp kháng sinh toàn thân mạnh, phổ rộng như vancomyxin, amikaxin, cephalosporin thế hệ 3, aminoglycosid.
Dự phòng viêm nội nhãn sau mổ là rất quan trọng. Tra mắt và sát khuẩn mi mắt bằng povidon 5% trong 5 – 10 phút trước phẫu thuật.
2. Viêm nội nhãn do nấm
+ Viêm nội nhãn nội sinh do nhiễm nấm lan toả theo đường máu. Candida albicans là nguyên nhân phổ biến gây viêm dịch kính và viêm màng bồ đào. Tỷ lệ bệnh tăng do vùng tràn lan các thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh phổ rộng, do bồi bổ quá mức và nghiện thuốc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân có viêm hắc võng mạc, dịch kính đục, lúc đầu dịch kính đục nhẹ khu trú trước ổ viêm hắc võng mạc, có thể “lồng bao” mạch máu kèm xuất huyết võng mạc có vùng trắng ở trung tâm (Rothsports) vùng trung tâm trắng này là ổ áp xe nhỏ chứa nấm (Huamonte FU, 1976) hoặc kết tụ fibrin – tiểu cầu (Steinert RF, 1991). Sau đó thâm nhiễm tế bào trong dịch kính nhiều với hình ảnh “nấm trứng” (puffballs). Trường hợp nặng có hoại tử võng mạc, viêm lan ra phần trước với tủa giác mạc xuất tiết và mủ tiền phòng, viêm toàn nhãn nặng.
Điều trị bằng các thuốc chống nấm toàn thân: Amphotericin B, các dẫn xuất azol như miconizol, fluconazol. Thuốc nhãn đồng tử. Kết hợp cắt dịch kính Amphotericin B nếu viêm dịch kính nặng, nếu không phân lập được nấm từ những bộ phận khác trong trường hợp nghi ngờ hoặc khi bệnh mắt tiến triển nặng dù đã dùng thuốc chống nâm toàn thân.
Các loại nấm khác ít phổ biến hơn như Aspengillus, Cryptocotus.
+ Viêm nội nhãn ngoại sinh do nấm xảy ra sau chấn thương xuyên nhãn cầu, sau phẫu thuật. Bệnh khởi phát sau mổ 1 – 2 tuần. Thị lực giảm, các triệu chứng không rầm rộ như viêm nội nhãn do vi khuẩn. Giác mạc phù, tiền phòng có xuất tiết vào mủ, dịch kính đục nhiều.
3. Nhiễm ấu trùng sán lợn trong mắt
Bệnh do nhiễm ấu trùng sán lợn Taenia solium, hay gặp ở Mehico, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Phi. Người ăn phải thức ăn nhiễm trứng của Taenia solium trưởng thành và ấu trùng, sau khi đi qua niêm mạc ruột sẽ theo đường máu đến mắt.
Trong giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng. Khi ký sinh trùng phát triển, sẽ thấy trong dịch kính có nang màu trắng mờ viền vòng ánh sáng lục với một đốm trắng đó là đầu sán trong nang, đầu sán có thể nhô ra khỏi nang. Nang ấu trùng sán to dần, có thể gây phản ứng viêm dịch kính, thị lực giảm, mắt không đau.
Nang ấu trùng sán lợn có thể ở khoảng dưới võng mạc gây viêm võng mạc, bong võng mạc thứ phát. Nang ấu trùng sán lợn dưới võng mạc có thể di truyền qua đường võng mạc vào dịch kính.
Điều trị: những trường hợp có nang ấu trùng sán trong buồng dịch kính cần phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana và hút nang ấu trùng sán. Nang dưới võng mạc có thể mổ lấy nang qua đường củng mạc. Với nang nhỏ có thể điều trị bằng quang đông.
Phòng bệnh bằng giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa sạch rau quả, ăn thức ăn nấu chín.
[:en]
Viêm dịch kính gặp trong các viêm màng bồ đào như viêm Pars plana, bệnh sarcoid, lao, giang mai, hội chứng Behcet, viêm màng bồ đào – màng não, bệnh mắt do Toxoplasma…
1. Viêm nỗi nhãn do vi khuẩn:
+ Viêm nội nhãn nội sinh do vi khuẩn lan theo đường máu, có thể tổn thương cả hai mắt. Thường điều trị bằng kháng sinh mạnh, phổ rộng, có thể cắt dịch kính để lấy bệnh phẩm chẩn đoán và loại bỏ phần dịch kính viêm trong những trường hợp nặng.
+ Viêm nội nhãn ngoại sinh do vi khuẩn xâm nhập vào nội nhãn qua vết thương xuyên nhãn cầu hoặc phẫu thuật mở nhãn cầu. Bệnh khởi phát 1 – 2 ngày sau mổ.
Triệu chứng điển hình: mắt đau đỏ, thị lực giảm nhanh và nhiều, kết mạc cương tụ và phù nề, giác mạc phù, tiền phòng nhiều xuất tiết và mủ, dịch kính đục nhiều, có mủ vàng. Bệnh khởi phát và mức độ tuỳ thuộc từng loại vi khuẩn. Các vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn hoặc cầu khuẩn (tụ cầu vàng liên cầu) có độc tính mạnh tiên lượng thị lực xấu dù điều trị rất sớm.
Viêm nội nhãn hậu phẫu mạn xảy ra sau mổ 2 tuần hoặc muộn hơn. Thị lực giảm dần mắt đau nhẹ, tiền phòng có mủ, dịch kính đục nhiều. Viêm nội nhãn do tụ cầu ebidermitis xảy ra 6 tuần sau mổ, do propionipacterium cách acnes có thể xuất hiện 2 tháng hoặc muộn hơn sau mổ lấy thể thuỷ tinh , viêm biểu hiện bằng tủa giác mạc, mủ tiền phòng, đục dịch kính nhiều có mảng chứa P.acnes trong túi bao thể thuỷ tinh.
Xử trí viêm nội nhãn sau mổ do vi khuẩn gồm chọc hút dịch kính lấy bệnh phẩm chẩn đoán nguyên nhân hoặc cắt dịch kính với tiêm kháng sinh vào buồng dịch kính kết hợp kháng sinh toàn thân mạnh, phổ rộng như vancomyxin, amikaxin, cephalosporin thế hệ 3, aminoglycosid.
Dự phòng viêm nội nhãn sau mổ là rất quan trọng. Tra mắt và sát khuẩn mi mắt bằng povidon 5% trong 5 – 10 phút trước phẫu thuật.
2. Viêm nội nhãn do nấm
+ Viêm nội nhãn nội sinh do nhiễm nấm lan toả theo đường máu. Candida albicans là nguyên nhân phổ biến gây viêm dịch kính và viêm màng bồ đào. Tỷ lệ bệnh tăng do vùng tràn lan các thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh phổ rộng, do bồi bổ quá mức và nghiện thuốc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân có viêm hắc võng mạc, dịch kính đục, lúc đầu dịch kính đục nhẹ khu trú trước ổ viêm hắc võng mạc, có thể “lồng bao” mạch máu kèm xuất huyết võng mạc có vùng trắng ở trung tâm (Rothsports) vùng trung tâm trắng này là ổ áp xe nhỏ chứa nấm (Huamonte FU, 1976) hoặc kết tụ fibrin – tiểu cầu (Steinert RF, 1991). Sau đó thâm nhiễm tế bào trong dịch kính nhiều với hình ảnh “nấm trứng” (puffballs). Trường hợp nặng có hoại tử võng mạc, viêm lan ra phần trước với tủa giác mạc xuất tiết và mủ tiền phòng, viêm toàn nhãn nặng.
Điều trị bằng các thuốc chống nấm toàn thân: Amphotericin B, các dẫn xuất azol như miconizol, fluconazol. Thuốc nhãn đồng tử. Kết hợp cắt dịch kính Amphotericin B nếu viêm dịch kính nặng, nếu không phân lập được nấm từ những bộ phận khác trong trường hợp nghi ngờ hoặc khi bệnh mắt tiến triển nặng dù đã dùng thuốc chống nâm toàn thân.
Các loại nấm khác ít phổ biến hơn như Aspengillus, Cryptocotus.
+ Viêm nội nhãn ngoại sinh do nấm xảy ra sau chấn thương xuyên nhãn cầu, sau phẫu thuật. Bệnh khởi phát sau mổ 1 – 2 tuần. Thị lực giảm, các triệu chứng không rầm rộ như viêm nội nhãn do vi khuẩn. Giác mạc phù, tiền phòng có xuất tiết vào mủ, dịch kính đục nhiều.
3. Nhiễm ấu trùng sán lợn trong mắt
Bệnh do nhiễm ấu trùng sán lợn Taenia solium, hay gặp ở Mehico, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Phi. Người ăn phải thức ăn nhiễm trứng của Taenia solium trưởng thành và ấu trùng, sau khi đi qua niêm mạc ruột sẽ theo đường máu đến mắt.
Trong giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng. Khi ký sinh trùng phát triển, sẽ thấy trong dịch kính có nang màu trắng mờ viền vòng ánh sáng lục với một đốm trắng đó là đầu sán trong nang, đầu sán có thể nhô ra khỏi nang. Nang ấu trùng sán to dần, có thể gây phản ứng viêm dịch kính, thị lực giảm, mắt không đau.
Nang ấu trùng sán lợn có thể ở khoảng dưới võng mạc gây viêm võng mạc, bong võng mạc thứ phát. Nang ấu trùng sán lợn dưới võng mạc có thể di truyền qua đường võng mạc vào dịch kính.
Điều trị: những trường hợp có nang ấu trùng sán trong buồng dịch kính cần phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana và hút nang ấu trùng sán. Nang dưới võng mạc có thể mổ lấy nang qua đường củng mạc. Với nang nhỏ có thể điều trị bằng quang đông.
Phòng bệnh bằng giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa sạch rau quả, ăn thức ăn nấu chín.
[:]