Nhược thị
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • Bệnh nhược thị – nguyên nhân, biểu hiện và các cách điều trị

    Bệnh Nhược thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhược thị sao cho hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây của bệnh viện mắt DND để có thêm thông tin.

    Nhược thị là gì?

    Nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười ” được định nghĩa là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không do bất kỳ bệnh nào về mắt gây ra. Tỉ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2,5% dân số. Nếu bị nhược thị 2 mắt nguy cơ mù lòa cao hơn bình thường là 3,3%.

    Trên lâm sàng dựa vào tình trạng thị lực có thể chia nhược thị làm 3 mức độ:

    • Nhược thị nặng: thị lực tối đa nhỏ hơn 3/10
    • Nhược thị trung bình: thị lực tối đa từ 3/10 – 5/10
    • Nhược thị nhẹ: thị lực tối đa từ trên 5/10 – dưới 10/10

    Bệnh nhược  thị ở trẻ em

    Trẻ em mới sinh ra mắt đều nhìn thấy được, trong quá trình phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu từ mắt chuyển đến. Ở giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào tác động làm cản trở việc phát triển thị giác, hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt, dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn sẽ khiến trẻ có thể bị nhược thị.

    Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác của trẻ đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này sẽ  kém hiệu quả.

    Nhược thị ở người trưởng thành

    Bệnh nhược thị ở người trưởng thành nguyên nhân có thể được phát triển từ những vấn đề  của mắt như các tật khúc xạ của mắt: viễn thị, loạn thị, cận thị hoặc một số bệnh như: Loạn dưỡng võng mạc, đục thủy tinh thể. Khi bệnh nhân phát hiện bị nhược thị ở tuổi trưởng thành, bài luyện mắt sẽ không còn tác dụng cải thiện thị lực, nên chỉ có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để hạn chế tối đa độ bất đồng khúc xạ. Do đó, để chẩn đoán nhược thị ở người lớn thì cần phải tìm nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị. Từ đó điều trị căn nguyên mới có thể hy vọng cải thiện thị lực của mắt.

    Những nguyên nhân gây ra bệnh Nhược thị

    Bệnh nhược thị có rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể gồm có 3 nguyên nhân chính sau:

    1. Nhược thị do lác:

    Đây là hình thái ngược thị phổ biến nhất hiên nay. Ở Việt Nam, có tới 2-4% trẻ em bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị, gây ra bởi hiện tượng phế thị và trung hoà.

     – Xuất hiện sớm trước 6 tuổi, trong giai đoạn cơ quan thị giác phát triển chưa hoàn chỉnh.

    2 Nhược thị do tật khúc xạ:

    – Thỉnh thoảng thì nhược thị cũng xuất phát từ tật khúc xạ ở hai mắt dù liên kết phối hợp ở hai mắt vẫn diễn ra bình thường ví dụ như một mắt bị cận thị nặng hoặc viễn thị nặng hoặc bị loạn thị nặng mà không điều trị trong khi mắt kia vẫn bình thường. Trong những trường hợp như thế, não bộ tin tưởng xử lý hình ảnh từ mắt có thị lực tốt hơn và dần dần phớt lờ mắt còn lại dẫn tới nhược thị ở mắt không được sử dụng.

    –  Theo Rouse M. W, nguy cơ gây nhược thị ở mắt có tật khúc xạ là:

    • Độ loạn thị  > 2.5D.
    • Độ viễn thị  > 5.0D.
    • Độ cận thị  > 8.0D

    3 Nhược thị do lệch khúc xạ:

    Được gây nên bởi sự chênh lệch về khúc xạ giữa 2 mắt ít nhất là 1D trở nên mà không được điều chỉnh kính.

    Bệnh Nhược thị có biểu hiện như thế nào?

    Người bị bệnh nhược thị có những biểu hiện như: Nhìn mờ một mắt hoặc hai mắt, mỏi mắt, có thể kèm theo lác, sụp mi, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn.

    Nhược thị thường xảy ra chỉ ở một mắt và không có dấu hiệu gì đặc biệt nên nhiều bậc cha mẹ và trẻ rất khó nhận ra. Bởi trong sinh hoạt hàng ngày trẻ đã thích nghi qua thời gian dài nên ít khi phàn nàn với bố mẹ vì thị lực kém. Bệnh nhược thị thường chỉ được phát hiện sau khi khám sàng lọc

    Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nhược thị

    Để chẩn đoán được bệnh nhược thị các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra như sau:

    1. Tiến hành đo thị lực.
    2. Kiểm tra khúc xạ.
    3. Xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt
    4. Xác định định vị

    Các Phương pháp điều trị bệnh Nhược thị

    1 Điều trị những bệnh nguyên nhân

    Với những người bị tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) có thể điều chỉnh được bằng cách mang kính, những người bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để điều trị v.v…

    2 Làm cho mắt bị nhược thị hoạt động

    Cách điều trị chính là ngăn không dùng bên mắt đang hoạt động tốt để khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động. Nếu điều này được thực hiện sớm ở trẻ em, thị giác thường sẽ được cải thiện đến mức bình thường.

         

    Đọc thêm:

     

    Đội ngũ Bác sỹ

    Trang thiết bị

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top