Tập nhược thị
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • [:vi]

    Phương pháp tập nhược thị  được áp dụng vào “thời điểm vàng” điều trị có vai trò vô cùng quan trọng, giúp hạn chế suy giảm thị lực.

    Nhược thị là gì?

    Nhược thị hay còn được gọi là “mắt lười” là một bệnh mà khi đó một trong hai mắt hầu như (hoặc một phần) không thực hiện được các chức năng thị giác. Tình trạng này xảy ra khi não không nhận diện được những hình ảnh mà mắt gửi đến khiến não phải tăng cường hoạt động chỉ bằng một mắt. Theo thời gian, bên mắt còn lại sẽ bị suy yếu dần.

    Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đối với trẻ em sau 7 – 8 tuổi, chức năng thị giác đã được hoàn thiện và không thay đổi được. Nếu vì một lý do nào đó, một trong hai mắt của trẻ bị yếu thì chức năng thị giác của não cũng không nhận được những tín hiệu được chuyển đến từ mắt đúng cách, dẫn đến thị lực giảm sút, dẫn đến trẻ bị nhược thị. Vì vậy, bản chất của nhược thị là sự bất thường xảy ra ở não chứ không phải ở bản thân mắt

    nhuoc-thi-3-benh-vien-mat-quoc-te-dnd-128-bui-thi-xuan-hn-0969128128

     

    Nguyên nhân gây nhược thị

    Nhược thị có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

    • Mắt bị lác: Mắt lác hay lé là tình trạng hai đồng tử không ở vị trí cân bằng bình thường, trong đó một mắt hướng về vị trí ngắm và mắt còn lại nằm ngoài tầm nhìn. Não sẽ bỏ qua các tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh nhìn đôi. Điều này dẫn đến việc chỉ có một mắt được sử dụng để tập trung vào đối tượng. Khi đó mắt sẽ không truyền tín hiệu lên não được như bình thường dẫn đến nhược thị. 
    • Mắc các tật khúc xạ (cận, loạn, viễn thị): Việc mắc tật khúc xạ làm cho mắt không nhận được hình ảnh rõ nét, khiến thị giác phát triển không bình thường và dẫn đến nhược thị. Ngoài ra tình trạng bất đồng khúc xạ – 2 mắt có độ khúc xạ chênh lệch lớn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhược thị.
    • Các nguyên nhân khác: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, giác mạc bị sẹo hay sụp mi nặng…
    Cận thị nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhược thị

    Cận thị nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhược thị

    Các phương pháp điều trị nhược thị

    Trong điều trị nhược thị, việc xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh, tuổi của trẻ cũng như sự phối hợp giữa gia đình và phòng khám là vô cùng quan trọng. Thời gian luyện tập thường là vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên có trường hợp phải tập luyện rất lâu dài, thậm chí hằng năm, nhất là khi phát hiện muộn ở lứa tuổi. Sau khi đã điều trị bệnh ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc có quá trình theo dõi lâu dài để tránh tái phát.

    Tập nhược thị giúp cải thiện bệnh

    Tập nhược thị giúp cải thiện bệnh

    Theo nguyên tắc, nếu trẻ em được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và càng có nhiều khả năng trở lại bình thường. Nếu bắt đầu cho trẻ điều trị trước 6 – 7 tuổi, thị lực có thể phục hồi trở lại bình thường. Nếu phát hiện muộn và bắt đầu điều trị nhược thị ở độ tuổi lớn hơn, thị lực có thể được cải thiện một phần nhưng chưa chắc hoàn toàn bình thường. Vì vậy, tùy từng bệnh nhân và giai đoạn bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có phác đồ cụ thể.

    Dưới đây là những phương pháp điều trị nhược thị đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

    • Đeo kính: Người bị nhược thị do tật khúc xạ cần được kích thích hoạt động bằng cách điều chỉnh tật khúc xạ thông qua việc đeo kính đầy đủ và thường xuyên.
    • Phẫu thuật: Đối với những người bị nhược thị do đục thủy tinh thể hoặc lác, sụp mi… có thể tiến hành phẫu thuật để điều trị.
    • Khuyến khích mắt nhược thị hoạt động (tập nhược thị): Việc hạn chế sử dụng mắt đang hoạt động tốt giúp khuyến khích mắt bị nhược thị làm việc. Phương pháp đơn giản nhất là bịt mắt bằng cách dán băng dính lên trên mắt kính hoặc sử dụng mắt kính mờ, đục. Tùy theo mức độ nhược thị nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ yêu cầu thời gian bịt mắt khác nhau. Thông thường, phương pháp này sẽ được thực hiện cho đến khi thị lực trở lại bình thường. Phương pháp này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Sau đó bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để đảm bảo mắt tiếp tục sử dụng và không trở lại bình thường. Bên cạnh đó, có thể cùng trẻ chơi các trò chơi thị giác cần sử dụng mắt nhược thị như xâu hạt, xếp hình, bài tập trên máy tính…
    • Sử dụng thuốc: Ở một số trẻ, atropin nhỏ mắt được sử dụng để điều trị nhược thị thay vì miếng che mắt. Thuốc được nhỏ vào mắt tốt của trẻ mỗi ngày (bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn). Atropin làm mờ thị lực ở mắt tốt, buộc trẻ phải dùng mắt bị nhược thị nhiều hơn. Một ưu điểm của việc sử dụng atropin nhỏ mắt là nó không đòi hỏi bạn phải thường xuyên cảnh giác để đảm bảo trẻ mang miếng che mắt. Trong một nghiên cứu lớn gồm 419 trẻ dưới 7 tuổi bị nhược thị từ 20/40 đến 20/100 trước khi điều trị, liệu pháp atropin cho kết quả tương đương với che mắt (mặc dù cải thiện thị lực ở mắt nhược thị cao hơn chút ít ở nhóm che mắt). Kết quả là, một số thầy thuốc trước đó còn hoài nghi đã chuyển sang sử dụng atropin như một lựa chọn đầu tiên để điều trị nhược thị so với miếng che mắt. Tuy nhiên, atropin có những tác dụng phụ cần được xem xét: nhạy cảm với ánh sáng (vì đồng tử luôn giãn), đỏ bừng mặt và có thể bị liệt cơ thể mi sau khi sử dụng atropin dài ngày, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt. Do đó, việc sử dụng thuốc để điều trị nhược thị phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

    Dịch vụ tập nhược thị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND

    Là địa chỉ uy tín hàng đầu về Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe đôi mắt toàn diện với đa dạng dịch vụ thăm khám, điều trị nhược thị và các bệnh lý về mắt khác. 

    Bệnh viện Mắt Quốc tế DND tự hào quy tụ các bác sĩ hàng đầu trong ngành Nhãn khoa. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các bác sĩ luôn đặt cái tâm làm tiêu chí tiên quyết khi thăm khám và điều trị nhược thị cho mỗi bệnh nhân. Việc bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, phát hiện chính xác tình trạng bệnh giúp bệnh nhân nhược thị kịp thời nắm bắt “thời điểm vàng” điều trị. Từ đó kết hợp với các phác đồ điều trị để cải thiện thị lực cũng như bảo vệ đôi mắt được sáng khỏe.

    [:en]

    Early treatment of amblyopia or lazy eye is usually simple, employing eyeglasses, drops, Vision Therapy, and/or eye patching. While detection and correction before the age of two is considered to offer the best outcomes, 21st century scientific research has disproven the long held belief that children over a certain age (seven or whatever) can not be successfully treated. In fact, many scientific studies on neuroplasticity of the brain in adults are now showing that therapies can improve the vision in amblyopic or lazy eye conditions in older children AND adults. In addition, scientific research has proven that long hours of eye patching are not> to gain positive results.

    Treatment of amblyopia after the age of 17 is not dependent upon age but requires more effort including vision therapy. Every amblyopic patient deserves an attempt at treatment.

    In conclusion, improvements are possible at any age, but early detection and treatment offer the best outcome. If not detected and treated early in life, amblyopia can cause a permanent loss of vision with associated loss of stereopsis (two-eyed depth perception). Better vision screenings are needed for young children. The 20/20 eye chart screening is not adequate.

    nhuoc-thi-3-benh-vien-mat-quoc-te-dnd-128-bui-thi-xuan-hn-0969128128[:]

    Đội ngũ Bác sỹ

    Trang thiết bị

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top