Tật khúc xạ trong xã hội hiện đại:

Tật khúc xạ là một bệnh của xã hội văn minh, tiến triển theo quy luật của xã hội. Hiển nhiên TKX không quá nghiêm trọng nên ko quá lo ngại, nhưng quan trọng nhất là làm sao để ngăn chặn được tình trạng thoái hóa võng mạc – là biến chứng cơ bản nhất của bệnh cận thị.

Vai trò của Bác sĩ

Sự kết hợp của nhà trường – gia đình – bệnh viện: Điều kiện học tập, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện theo dõi tái khám

Có rất nhiều giải pháp để xử lý TKX: Đeo kính (kính gọng, kính áp tròng) và phẫu thuật khúc xạ. Và công nghệ đã phát triển với tỷ lệ hầu như không có biến chứng nếu biết kiểm soát và ngăn chặn. Xã hội tăng tỷ lệ TKX nhưng công nghệ – kỹ thuật điều trị ngày càng có nhiều bước tiến mới giúp chúng ta có nhiều lựa chọn đáng tin cậy hơn trong điều trị các tật khúc xạ.

TKX kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

– Rất nhiều phụ huynh có tâm lý hoang mang khi biết con em mình mắc TKX, coi như một bệnh lý đáng lo. Tuy nhiên chúng ta cần phải thấy một điều là một người mắc TKX khi đeo kính vẫn có thể sinh hoạt làm việc bình thường.

– Nếu như có sự gắn kết Nhà trường – Gia đình – Bệnh viện trong việc theo dõi và hướng dẫn các cháu thì TKX sẽ không có gì đáng lo ngại:

Nhà trường: theo dõi các em trong quá trình học tập sinh hoạt trong lớp học để sớm phát hiện ra các cháu bị TKX, điều chỉnh tư thế ngồi, chỗ ngồi, ánh sáng hợp lý
Bệnh viện quản lý: chuyên môn
Gia đình: hợp tác với Nhà trường và Bệnh viện. Nếu gia đình chủ quan không quan tâm đến TKX của các cháu sẽ khiến các cháu mắc một số bệnh do TKX gây ra như Lác, Nhược thị và nguy hiểm hơn là Thoái hóa võng mạc nặng hoặc Bong võng mạc có thể gây mù hoàn toàn.

Hạn chế sự tăng số TKX ở trẻ em?

Có nhiều trường phái nhưng về nguyên tắc cơ bản: Chưa hiểu sinh lý mắt, để mắt làm việc quá sức, trong điều kiện không an toàn trong thời gian dài… gây ra sự cố gắng điều tiết trong thời gian dài làm mắt tăng độ.

Cách chăm sóc mắt :

Uống thuốc: đang phát triển nên các yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của võng mạc nên sử dụng là có lợi nhưng phải có sự kiểm soát của bác sỹ. Nhiều cách để sử dụng vitamin, đơn giản nhất là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện đầy đủ vì phần lớn các cháu sinh hoạt ở trường +> thông qua các thực phẩm chức năng có yếu tố vi lượng bổ dưỡng cho mắt

Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ không nhìn rõ trên bảng, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em nên việc nhận biết và khắc phục sớm rất quan trọng.

Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em

Cận thị là khi nhìn xa thì mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải.

Viễn thị là khi nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều Mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Loạn thị là khi nhìn xa hay gần đều mờ. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T… Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị.

Lệch khúc xạ tức là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần,viễn thị đơnthuầnhaycận loạn hoặc là viễn loạn

Hậu quả không thể xem thường

Nhìn chung, mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt… Trong lớp học trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế, bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn

5/5 - (4 votes)