Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thị giác cần tập luyện phục hồi chức năng phù hợp để có thể hồi phục tối đa chức năng thị giác.
Tập nhược thị
Nhược thị hay còn được gọi là “mắt lười” là một bệnh mà khi đó một trong hai mắt hầu như (hoặc một phần) không thực hiện được các chức năng thị giác. Tình trạng này xảy ra khi não không nhận diện được những hình ảnh mà mắt gửi đến khiến não phải tăng cường hoạt động chỉ bằng một mắt. Thị giác của não không nhận được những tín hiệu được chuyển đến từ mắt đúng cách, dẫn đến thị lực giảm sút, dẫn đến trẻ bị nhược thị.
Trong điều trị nhược thị, việc xác định chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh là vô cùng quan trọng. Sau khi đã điều trị bệnh ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc có quá trình theo dõi lâu dài để tránh tái phát. Trẻ em được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và càng có nhiều khả năng trở lại bình thường.
Tập nhược thị giúp cải thiện bệnh
Dưới đây là những phương pháp điều trị nhược thị đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Đeo kính: Người bị nhược thị do tật khúc xạ cần được kích thích hoạt động bằng cách điều chỉnh tật khúc xạ thông qua việc đeo kính đầy đủ và thường xuyên.
- Phẫu thuật: Đối với những người bị nhược thị do đục thủy tinh thể hoặc lác, sụp mi… có thể tiến hành phẫu thuật để điều trị.
- Khuyến khích mắt nhược thị hoạt động: Phương pháp đơn giản nhất là bịt mắt bằng cách dán băng dính lên trên mắt kính hoặc sử dụng mắt kính mờ, đục. Bên cạnh đó, có thể cùng trẻ chơi các trò chơi thị giác cần sử dụng mắt nhược thị như xâu hạt, xếp hình, bài tập trên máy tính…
- Sử dụng thuốc: Ở một số trẻ, atropin nhỏ mắt được sử dụng để điều trị nhược thị thay vì miếng che mắt. Việc sử dụng thuốc để điều trị nhược thị phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Điều chỉnh lác
Bệnh lác mắt (hay còn gọi là bệnh lé mắt) là sự lệch trục của mắt, gây ra sự lệch trục so với hướng song của ánh nhìn bình thường. Hai mắt bị lác sẽ nhìn không thẳng hàng, không cùng nhìn về một phía mà nhìn theo các hướng khác nhau.
Bệnh xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Tổn thương một số bộ phận như: cơ vận nhãn hay dây thần kinh thị giác, hoặc trung khu thần kinh thị giác
- Các bệnh về mắt như: cận, viễn nặng, đục thủy tinh thể, liệt cơ vận nhãn;
- Yếu tố di truyền và bệnh lý: down, bại não…
Việc điều trị mắt lác cần được thực hiện sớm để đạt hiệu quả cao. Các biện pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Sử dụng kính: Áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị lác do quy tụ điều tiết hoặc trường hợp lác có đi kèm tật về khúc xạ.
- Tập luyện mắt: Tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé, tập nhìn thẳng; che mắt khi mắt lé bị nhược thị.
- Tiêm thuốc Botulium toxin: Thuốc Botulinum toxin có thể được dùng với đối tượng người lớn bị liệt cơ vận nhãn.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật nhằm điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục, được xem là phương pháp tối ưu cho trường hợp cơ vận nhãn mất cân bằng.
Đeo kính theo chỉ định của bác sĩ giúp điều trị lác
Phục hồi chức năng thị giác tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND
Là bệnh viện uy tín hàng đầu về Nhãn khoa, DND mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe đôi mắt toàn diện với đa dạng dịch vụ thăm khám, điều trị.
Bệnh viện Mắt Quốc tế DND tự hào quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong ngành Nhãn khoa. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các bác sĩ luôn đặt cái tâm làm tiêu chí tiên quyết khi thăm khám và điều trị cho mỗi bệnh nhân. Việc bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, phát hiện chính xác tình trạng bệnh giúp bệnh nhân kịp thời nắm bắt “thời điểm vàng” điều trị. Từ đó kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại cùng phác đồ phù hợp nhằm tối ưu hoá kết quả cho mỗi bệnh nhân.