Điều chỉnh lác rất quan trọng giúp người bị lác hạn chế các biến chứng: nhược thị, suy giảm thị lực…
Bệnh lác mắt là gì?
Bệnh lác mắt (hay còn gọi là bệnh lé mắt) là sự lệch trục của mắt, gây ra sự lệch trục so với hướng song của ánh nhìn bình thường. Do đó, hai mắt bị lác sẽ nhìn không thẳng hàng, không cùng nhìn về một phía mà nhìn theo các hướng khác nhau.
Bệnh mắt lác có thể xuất hiện từ sớm
Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia, tùy vào cơ mắt bị ảnh hưởng mà có thể nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới:
- Mắt lệch vào trong gọi là lác trong
- Mắt lệch ra ngoài gọi là lác ngoài
- Mắt lệch lên trên gọi là lác trên
- Mắt lệch xuống dưới gọi là lác dưới.
Nguyên nhân lác mắt
Các lí do dẫn đến mắt bị lác có thể kể đến như là:
- Tổn thương một số bộ phận của mắt: cơ vận nhãn hay dây thần kinh thị giác, hoặc trung khu thần kinh thị giác.
- Mắc các bệnh về mắt như: cận, viễn nặng, đục thủy tinh thể, liệt cơ vận nhãn.
- Bất thường có tính bẩm sinh: dị dạng hốc mắt hoặc cơ yếu.
- Não hoặc các dây thần kinh vận nhãn bị tổn thương do khối u, tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ cao có thể kể đến bao gồm:
- Yếu tố di truyền: tức là trong gia đình có người bị bệnh.
- Người bị down, bại não, chấn thương sọ não hoặc từng đột quỵ…
Về cơ bản, lác mắt có thể gây ra các ảnh hưởng nhất định đến người mắc phải bệnh lý này. Cụ thể, nếu ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển, bị lác mắt có thể gây ra các tác hại như làm cho thị giác kém phát triển, gây nhược thị (mất thị lực ở mắt lác) và khả năng nhìn bằng hai mắt bị mất đi. Trường hợp người lớn, bệnh lý này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như trở thành một trở ngại lớn đối với việc giao tiếp hàng ngày.
Phương pháp điều trị lác mắt
Việc điều trị mắt lác cần được thực hiện sớm để đạt hiệu quả cao. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án cụ thể, có thể sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Sử dụng kính: Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh cho mắt nhìn thẳng, thường được thực hiện trong trường hợp nguyên nhân là do quy tụ điều tiết hoặc trường hợp lác có đi kèm tật về khúc xạ.
Đeo kính theo chỉ định của bác sĩ giúp điều trị lác
- Tập luyện mắt: Tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé, tập nhìn thẳng; che mắt khi mắt lé bị nhược thị. Các bài tập này giúp mắt của người bệnh được khỏe mạnh hơn, đồng thời tạo cho cơ thể thói quen nhận hình ảnh của vật cần quan sát từ bên mắt yếu hơn.
- Tiêm thuốc Botulium Toxin: Thuốc Botulinum toxin có thể được dùng với đối tượng người lớn bị liệt cơ vận nhãn.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật nhằm điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục, được xem là phương pháp tối ưu cho trường hợp cơ vận nhãn mất cân bằng.
Khả năng chữa lành của bệnh lác mắt là khá cao nếu thời gian phát hiện và chữa sớm. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh khi thấy con em mình bị lé hoặc những người bỗng nhiên phát hiện mắt của mình bị lé thì nên đến chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Điều trị lác mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND
Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND đang áp dụng tất cả các phương pháp điều trị mắt lác nhằm tối ưu hoá kết quả điều trị cho bệnh nhân. Sau khi trải qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn cùng các máy móc hiện đại như: Máy chụp đáy mắt VISUCAM, máy đo khúc xạ tự động, sinh hiển vi phẫu thuật mắt, sinh hiển vi khám mắt… Bệnh viện sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu thăm khám của quý khách.
Song song với việc điều trị, người bệnh lác mắt cũng không nên bỏ qua việc thực hiện những thói quen nhìn tốt và thói quen sinh hoạt lành mạnh để góp phần làm giảm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như thường xuyên dùng kính hay miếng che mắt khi luyện tập cho mắt hay đi tái khám đúng lịch hẹn.