– Khi trẻ bị bệnh cận thị (bệnh cận thị khác với tật cận thị, bệnh cận thị thường do bẩm sinh) có độ cận >6 độ, thị lực có điều chỉnh kính không đạt 10/10 thì cần phải phát hiện sớm tại các cơ sở chuyên khoa. Trẻ cần được đeo kính đúng và sớm để tránh nhược thị và giúp hạn chế những tổn thương ở đáy mắt: teo gai thị, thoái hóa võng mạc. Phát hiện sớm có thể tránh được những biến chứng nặng như: huyết khối hắc mạc, đục pha lê thể, bong võng mạc, đục thủy tinh thể.
– Do 80 % lượng thông tin mà não thu nhận được là thông qua mắt, nên ngay khi phát hiện trẻ có Tật khúc xạ hay bệnh lý khúc xạ ta phải nên cho trẻ đeo kính đúng, thường xuyên và sớm để giúp cho thị giác của trẻ phát triển và phát triển bình thường về hoạt động trí não.
– Nếu trẻ có bất đồng khúc xạ, tức hai mắt chênh lệch về độ (chẳng hạn mắt phải cận 1 mà mắt trái cận 4) gia đình cũng cần phải luyện tập cho trẻ đeo kính thường xuyên để giữ được thị lực 2 mắt đều tốt.
– Các trường hợp trẻ bị loạn thị, do mắt loạn thị luôn luôn điều tiết nên việc đeo kính thường xuyên giúp cho mắt trẻ nhìn thấy rõ và đỡ mệt mỏi, nhất là những công việc cần nhìn gần.
– Các tật khúc xạ nặng và kèm theo lác nên đeo kính thường xuyên kết hợp điều chỉnh khúc xạ mà còn hạn chế và điều chỉnh cả lác nữa (vì một trong những nguyên nhân của lác là do tật khúc xạ gây nên)
– Trường hợp trẻ đeo kính có cảm giác chóng mặt, bước cầu thang khó… hoặc có các tật khúc xạ nhẹ cần được bác sĩ hướng dẫn cụ thể từng trường hợp.
– Trẻ em bị tật khúc xạ và bệnh lý khúc xạ nên khám khúc xạ định lý 3- 6 tháng /lần