Biến chứng Viêm màng bồ đào
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • Viêm màng bồ đào là bệnh khá phổ biến, có căn nguyên phức tạp, thường gây ra những tổn thương nặng nề, nhiều biến chứng. Bệnh viêm màng bồ đào có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

    Nguyên nhân và triệu chứng viêm màng bồ đào

    Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm màng bồ đào như sau:

    • Do viêm nhiễm: Viêm nhiễm có thể do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng, nhiễm trùng sau phẫu thật nhãn khoa
    • Do nhiễm độc: từ thức ăn, hóa chất…
    • Do bệnh tự miễn
    • Do chấn thương vào mắt
    • Thứ phát từ các bệnh toàn thân: Bệnh da liễu, bệnh nhiễm trùng huyết, bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống, viêm khớp thiếu niên vô căn…
    • Viêm màng bồ đào chưa rõ nguyên nhân.

    Viêm màng bồ đào trước có xu hướng có biểu hiện triệu chứng rõ nhất (đặc biệt ở giai đoạn cấp tính), thường biểu hiện bằng:

    • Đau (đau mắt)
    • Đỏ mắt
    • Sợ ánh sáng
    • Giảm thị lực (ở nhiều mức độ)
    Mắt đỏ có thể là triệu chứng của viêm màng bồ đào

    Mắt đỏ có thể là triệu chứng của viêm màng bồ đào

    Viêm màng bồ đào mạn tính có thể ít có các triệu chứng rầm rộ hơn và biểu hiện kích ứng hoặc giảm thị lực.
    Viêm màng bồ đào trung gian thường không đau, có dấu hiệu thấy hiện tượng ruồi bay và giảm thị lực.

    Các biến chứng viêm màng bồ đào

    Viêm màng bồ đào sau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là vẩn đục dịch kính và thị lực giảm như trong viêm màng bồ đào trung gian.

    1. Tăng nhãn áp

    • Tăng nhãn áp là biến chứng khá phổ biến của viêm MBĐ trước
    • Tăng nhãn áp trong viêm mống mắt thể mi hoạt tính do nghẽn đồng tử, nghẽn góc tiền phòng bởi xuât tiết. Điều trị bằng thuốc dãn đồng tử, chống viêm tích cực, các thuốc hạ nhãn áp , nhãn áp có thể điều chỉnh. Nếu nhãn áp không điều chỉnh, dù viêm MBĐ chưa ổn định cũng cần phẫu thuật lỗ dò có cắt mống mắt rộng, kết hợp với chống viêm mạnh, vì nếu tăng nhãn áp kéo dài sẽ gây tổn hại chức năng thị giác không hồi phục.
    •  Tăng nhãn áp trong viêm MBĐ cũ do dính góc tiền phòng hoặc do dính bít đồng tử làm thủy dịch đọng ở hậu phòng sau mống mắt, đẩy mống mắt phồng ra trước hình thành “núm cà chua”. Điều trị bằng phẫu thuật lỗ dò, cắt mống mắt rộng.
    • Tăng nhãn áp có khi là hậu quả của điều trị viêm MBĐ bằng cortisteroid. nhãn áp có thể điều chỉnh khi giảm liều cortisteroid và dùng các thuốc hạ nhãn áp như thuốc ức chế men anhydrase carbonic (acetazolamid), thuốc phong bế beta. Nếu tăng nhãn áp gây tổn hại chức năng thị giác nhiều, cần phẫu thuật lỗ dò.
    • Những viêm MBĐ nặng, mãn tính, tái phát nhiều lần có thể có tân mạch ở mống mắt, ở góc tiền phòng gây glocom tân mạch. Điều trị bằng phẫu thuật lỗ dò, hoặc lạnh đông thể mi hay quang đông thể mi kết hợp với thuốc hạ nhãn áp thường có kết quả.

    Viêm màng bồ đào

    2. Đục thể thủy tinh

    • Gặp ở thể mãn tính hoặc tái phát là biến chứng chính của quá trình viêm hoặc dùng cortisteroid.
    • Cần phẫu thuật lấy thể thủy tinh khi viêm MBĐ thật ổn định và thể thủy tinh đục nhiều, các xét nghiệm siêu âm, điện võng mạc đánh giá tổn thương dịch kính võng mạc cho phép tiên lượng thị lực cải thiện sau mổ lấy thể thủy tinh có thể lấy thể thủy tinh ngoài bao hoặc phaco.
    • Mổ lấy thể thủy tinh có thể kết hợp cắt dịch kính pars plana nếu dịch kính đục nhiều.
    • Khi mổ có khó khăn, đồng tử co dính dễ viêm MBĐ hậu phẫu, cần chống viêm tích cực bằng cortisteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác….
    • Trong những viêm MBĐ cấp nặng, có khi thể thủy tinh đục trương phồng, cần phẫu thuật lấy thể thủy tinh sớm ngay cả khi viêm MBĐ chưa ổn định và kết hợp điều trị chống viêm mạnh.
    Đục thuỷ tinh thể là 1 trong những biến chứng của viêm màng bồ đào

    Đục thuỷ tinh thể là 1 trong những biến chứng của viêm màng bồ đào

    3. Phù hoàng điểm dạng nang

    • Làm giảm thị lực, điều trị bằng cortisteroid và thuốc chống viêm không cortisteroid.

    4.Teo nhãn cầu

    • Do thể mi giảm tiết thủy dịch vĩnh viễn dẫn đến teo nhãn cầu

    5.Tổ chức hóa dịch kính

    • Dịch kính đục nhiều tổ chức hóa gây giảm thị lực. Nếu chức năng võng mạc còn tốt, phẫu thuật cắt dịch kinh qua pars plana có thể cải thiên thị lực và tránh được biến chứng bong võng mạc do xơ dịch kính co kéo. Cắt dịch kính không ngăn được viêm MBĐ tái phát.

    6. Bong võng mạc

    • Do sơ dịch kính co kéo có khi rách võng mạc. Phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana kết hợp mổ bong võng mạc là một phẫu thuật phức tạp nhiều khi khó kết quả.
    • Trong những viêm MBĐ sau có bong võng mạc do dịch rỉ viêm (bong võng mạc nội khoa hay gặp trong hội chứng Harada), điều trị chống viêm tích cực, khi viêm giảm, bong võng mạc cũng xẹp dần.

    7. Các biến chứng khác

    • Màng trước võng mạc: phẫu thuật bóc màng trước võng mạc
    • Tân mạch dưới võng mạc, tân mạch đĩa thị.

    Đội ngũ Bác sỹ

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top