[:vi]
1, Chấn thương đụng dập nhãn cầu là gì
Chấn thương đụng dập gây sức ép mạnh đột ngột lên nhãn cầu ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nội nhãn đều bị chèn ép, rung chuyển, vỡ rách, … tùy thuộc mức độ chấn động nặng nhẹ.
Sau khi bị đụng dập, các tổ chức nhãn cầu bị một quá trình bệnh lý thứ phát do rối loạn tuần hoàn, rối loạn dinh dưỡng và quá trình viêm do chấn thương gây nên. Tổn thương đụng dập nhãn cầu rất phức tạp nhưng không gây vết thương rõ rệt ở phần trước nhãn cầu nên dễ bị bỏ qua.
2, Tác động của chấn thương đụng dập nhãn cầu
Tùy theo mức độ chấn thương có thể tác động chỉ phần trước nhãn cầu gây nên hội chứng chấn thương phần trước do ảnh hưởng một phần dây chằng Zinn, mạch máu mống mắt, … lệch thể thủy tinh và xuất huyết tiền phòng.
Chấn động lớn với sức ép mạnh truyền qua khối xương mặt sức ép lớn, va chạm mạnh vào đầu, … gây nên hội chứng chấn thương phần sau nhãn cầu: Nhẹ gây phù hoàng điểm sau chấn thương, nặng có thể rách mạch mạc, võng mạc, bong võng mạc, tổn thương thị thần kinh, xuất huyết dịch kính, …
2.1. Kết mạc:
2.2. Giác mạc:
2.3. Tiền phòng:
- Xuất huyết tiền phòng do tổn hại các mạch máu ở mống mắt hay các tĩnh mạch và thường hay kèm đứt chân mống mắt. Máu vào tiền phòng hòa lẫn với thủy dịch, ban đầu lỏng, thường tụ ở vùng thấp nhất tiền phòng.
- Trường hợp đụng dập nặng máu chảy liên tục đầy cả tiền phòng, để lâu máu đông thành cục lắng đọng ở tiền phòng và gây tăng nhãn áp thứ phát, đồng thời sẽ thấm vào nhu mô giác mạc gây đĩa máu giác mạc, làm giác mạc đục ngả màu nâu đỏ như màu cánh cam.
Xử trí
* Trường hợp mới và ít máu:
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống nước nhiều.
- Nhỏ Corticoid, uống thuốc tan máu bầm, utc.
- Theo dõi nhãn áp, máu tiêu trong 1 – 3 ngày.
* Trường hợp máu nhiều hoặc đến trễ:
- Nhập viện, dùng corticoid uống, nhỏ, hạ nhãn áp. Nếu sau một tuần máu không tan, chọc tiền phòng lấy máu bầm để phòng ngừa thấm máu giác mạc.
2.4. Mống mắt – Thể mi:
- Giãn đồng tử do liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc rách cơ. Đồng tử méo do đứt chân mống mắt, có thể đứt nhiều hay ít có thể kèm đứt Zinn gây lệch thể thủy tinh. Nếu đứt chân mống mắt nhiều có thể gây song thị.
- Trường hợp nặng: đứt toàn phần mống mắt mống mắt nằm lệch lại trong tiền phòng
Xử trí:
- Giãn mới: Có thể dùng thuốc co đồng tử nhưng ít hiệu quả trong trường hợp rách cơ.
- Song thị do đứt chân mống mắt rộng tạo hình mống mắt.
2.5. Thể thủy tinh:
Chấn thương đụng dập gây đục thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh và sa thể thủy tinh.
2.6. Dịch kính:
Tổn thương các mạch máu thể mi, hắc mạc hay võng mạc gây xuất huyết ở buồng dịch kính. Trong tuần đầu, nếu xuất huyết tiêu được ít ảnh hưởng đến thị lực về sau. Trường hợp xuất huyết nhiều gây đục tỏa lan thành mảng lớn di động hay cố định. Máu đầy trong dịch kính gây rối loạn dinh dưỡng nhãn cầu hay kèm theo tăng nhãn áp thứ phát.
Điều trị:
- Nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động
- Liệt điều tiết
- Tăng cường dinh dưỡng thành mạch
- Tiêu máu
- Trường hợp tăng nhãn áp: điều trị hạ nhãn áp nội khoa. Sau một tháng nếu máu dịch kính không tiêu chuyển khoa Đáy mắt phẫu thuật cắt dịch kính lấy máu bầm ra.
2.7. Hắc võng mạc:
- Phù võng mạc (hội chứng Berlie): Ngay sau chấn thương mắt mờ nhiều, sau vài giờ, vài ngày nhìn khó dần lên.
- Soi đáy mắt: võng mạc phù trắng tùy mức độ nặng nhẹ cực sau nhãn cầu.
[:en]
1, Chấn thương đụng dập nhãn cầu là gì
Chấn thương đụng dập gây sức ép mạnh đột ngột lên nhãn cầu ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nội nhãn đều bị chèn ép, rung chuyển, vỡ rách, … tùy thuộc mức độ chấn động nặng nhẹ.
Sau khi bị đụng dập, các tổ chức nhãn cầu bị một quá trình bệnh lý thứ phát do rối loạn tuần hoàn, rối loạn dinh dưỡng và quá trình viêm do chấn thương gây nên. Tổn thương đụng dập nhãn cầu rất phức tạp nhưng không gây vết thương rõ rệt ở phần trước nhãn cầu nên dễ bị bỏ qua.
2, Tác động của chấn thương đụng dập nhãn cầu
Tùy theo mức độ chấn thương có thể tác động chỉ phần trước nhãn cầu gây nên hội chứng chấn thương phần trước do ảnh hưởng một phần dây chằng Zinn, mạch máu mống mắt, … lệch thể thủy tinh và xuất huyết tiền phòng.
Chấn động lớn với sức ép mạnh truyền qua khối xương mặt sức ép lớn, va chạm mạnh vào đầu, … gây nên hội chứng chấn thương phần sau nhãn cầu: Nhẹ gây phù hoàng điểm sau chấn thương, nặng có thể rách mạch mạc, võng mạc, bong võng mạc, tổn thương thị thần kinh, xuất huyết dịch kính, …
2.1. Kết mạc:
2.2. Giác mạc:
2.3. Tiền phòng:
- Xuất huyết tiền phòng do tổn hại các mạch máu ở mống mắt hay các tĩnh mạch và thường hay kèm đứt chân mống mắt. Máu vào tiền phòng hòa lẫn với thủy dịch, ban đầu lỏng, thường tụ ở vùng thấp nhất tiền phòng.
- Trường hợp đụng dập nặng máu chảy liên tục đầy cả tiền phòng, để lâu máu đông thành cục lắng đọng ở tiền phòng và gây tăng nhãn áp thứ phát, đồng thời sẽ thấm vào nhu mô giác mạc gây đĩa máu giác mạc, làm giác mạc đục ngả màu nâu đỏ như màu cánh cam.
Xử trí
* Trường hợp mới và ít máu:
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống nước nhiều.
- Nhỏ Corticoid, uống thuốc tan máu bầm, utc.
- Theo dõi nhãn áp, máu tiêu trong 1 – 3 ngày.
* Trường hợp máu nhiều hoặc đến trễ:
- Nhập viện, dùng corticoid uống, nhỏ, hạ nhãn áp. Nếu sau một tuần máu không tan, chọc tiền phòng lấy máu bầm để phòng ngừa thấm máu giác mạc.
2.4. Mống mắt – Thể mi:
- Giãn đồng tử do liên quan đến tổn thương thần kinh hoặc rách cơ. Đồng tử méo do đứt chân mống mắt, có thể đứt nhiều hay ít có thể kèm đứt Zinn gây lệch thể thủy tinh. Nếu đứt chân mống mắt nhiều có thể gây song thị.
- Trường hợp nặng: đứt toàn phần mống mắt mống mắt nằm lệch lại trong tiền phòng
Xử trí:
- Giãn mới: Có thể dùng thuốc co đồng tử nhưng ít hiệu quả trong trường hợp rách cơ.
- Song thị do đứt chân mống mắt rộng tạo hình mống mắt.
2.5. Thể thủy tinh:
Chấn thương đụng dập gây đục thể thủy tinh, lệch thể thủy tinh và sa thể thủy tinh.
2.6. Dịch kính:
Tổn thương các mạch máu thể mi, hắc mạc hay võng mạc gây xuất huyết ở buồng dịch kính. Trong tuần đầu, nếu xuất huyết tiêu được ít ảnh hưởng đến thị lực về sau. Trường hợp xuất huyết nhiều gây đục tỏa lan thành mảng lớn di động hay cố định. Máu đầy trong dịch kính gây rối loạn dinh dưỡng nhãn cầu hay kèm theo tăng nhãn áp thứ phát.
Điều trị:
- Nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động
- Liệt điều tiết
- Tăng cường dinh dưỡng thành mạch
- Tiêu máu
- Trường hợp tăng nhãn áp: điều trị hạ nhãn áp nội khoa. Sau một tháng nếu máu dịch kính không tiêu chuyển khoa Đáy mắt phẫu thuật cắt dịch kính lấy máu bầm ra.
2.7. Hắc võng mạc:
- Phù võng mạc (hội chứng Berlie): Ngay sau chấn thương mắt mờ nhiều, sau vài giờ, vài ngày nhìn khó dần lên.
- Soi đáy mắt: võng mạc phù trắng tùy mức độ nặng nhẹ cực sau nhãn cầu.
[:]