[:vi]
Chấn thương mí mắt
Mi mắt là một hệ cơ quan phức tạp, gồm nhiều bộ phận như cơ vòng mi, sụn mi, mô dưới da, da, kết mạc để đảm nhiệm chức năng bảo vệ cho đôi mắt.
Nguyên nhân dẫn tới đụng dập mí mắt
- Mi mắt bầm dập thâm tím có thể là kết quả của một tai nạn do một vật thể đập vào vùng xung quanh mắt.
- Tai nạn này xảy ra có thể từ chơi thể thao, tham gia gia giao thông,…
- Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm phẫu thuật thẩm mỹ mắt, nhiễm trùng xoang và phẫu thuật mũi.
Mặc dù đụng dập mí mắt (gây bầm tím xung quanh mắt) có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh chấn thương nặng hơn và không nên bị bỏ sót nhưng chấn thương mi gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mĩ hơn là về thương tổn thực thể.
Triệu chứng khi chấn thương mí mắt
- Triệu chứng dễ nhận biết nhất là phần mi mắt bắt đầu xuất hiện đốm tím và mắt đầu lan dần ra toàn bộ mắt (tùy vào lực va chạm).
Chấn thương vùng mi mắt
- Xuất hiện những dấu hiệu: nhức đầu, đau mắt, nhìn mờ, song thị,… Và nguy hiểm hơn có thể bị chảy máu mắt (xuất huyết tiền phòng).
Phương pháp điều trị
Trong trường hợp đụng dập đơn giản được điều trị bằng chườm đá giảm phù nề trong 24 đến 48 giờ đầu sau chấn thương.
Trong nhiều trường hợp, mí mắt có thể bị rách mắt (tổn thương bờ mi hoặc sụn mi) có thể được khâu bằng chỉ nylon hoặc polypropylene (hoặc, trong một số quần thể như là trẻ em, chỉ tự tiêu như là ruột trơn) 6-0 hoặc 7-0.
Tốt nhất nên để một phẫu thuật viên nhãn khoa mổ tái tạo rách có xâm phạm đến bờ mi để đảm bảo phục hồi về giải phẫu và tránh khuyết trên bề mặt mi. Rách mi phức tạp liên quan tới nửa trong của mi dưới và mi trên (có thể kèm theo chấn thương lệ quản), rách thấu mặt trước sau, những bệnh nhân có sụp mi và những trường hợp có lộ tổ chức hốc mắt hoặc tổn thương sụn mi nên được phẫu thuật bởi các bác sĩ mắt.
Bởi vậy, khi bị đụng dập mí mắt hoặc rách mí cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị xử lý kịp thời tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Vỡ xương hốc mắt
Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Vỡ xương hốc mắt có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào và tạo ra các chấn thương khác nhau: Gãy xương vành hốc mắt, gãy sàn hốc mắt trực tiếp, gãy hốc mắt gián tiếp haowjc trực tiếp; gãy xương cửa lật.
Nguyên nhân gẫy xương hốc mắt phổ biến là do:
- Thương tích do chơi thể thao, đặc biệt là các bộ môn như: bóng đá, cầu lông, quần vợt,…
- Thương tích do tai nạn giao thông hoặc ngã từ trên cao xuống
- Sử dụng các công cụ như búa, khoan cũng gia tăng nguy cơ bị chấn thương.
- Ngoài ra, các nguyên nhân như bị tấn công vào vùng mắt bằng cú đấm hay đá cũng có thể dẫn tới vỡ xương vùng mắt.
Các triệu chứng khi gãy xương hốc mắt phổ biến dễ nhận biết:
- Giảm tầm nhìn hoặc nhìn đôi
- Đau, sưng, bầm tím, chảy nước mắt hoặc chảy máu xung quanh mắt.
- Sưng mí mắt
- Buồn nôn và ói mửa
- Không có khả năng di chuyển mắt theo một số hướng
- Mắt trũng xuống hoặc phồng lên hoặc mí mắt rủ xuống.
Hậu quả của vỡ xương vùng mắt
Gãy xương hốc mắt xảy ra khi vật tù gây sang chấn các thành phần của hốc mắt qua một trong các thành yếu nhất, điển hình là sàn hốc mắt. Có thể xảy ra gãy sàn và trần hốc mắt. Xuất huyết hốc mắt có thể gây ra các biến chứng như kẹt thần kinh dưới hố, phù mi và tụ máu hốc mắt.
Bệnh nhân có thể đau mặt hoặc hốc mắt, song thị, lồi mắt, giảm cảm giác má và mi trên (do kẹt hoặc chấn thương dây thần kinh dưới hố), chảy máu cam và/hoặc tràn khí dưới da. Gãy xương mặt hoặc chấn thương khác cũng phải được loại trừ.
Nhìn thấy hình ảnh song thị có thể là triệu chứng của chấn thương xương hốc mắt
Phương pháp điều trị và phòng ngừa
Chẩn đoán là tốt nhất được dựa vào CT với vết cắt mỏng qua xương mặt. Nếu có hạn chế vận nhãn (ví dụ như gây ra song thị), cần đánh giá các cơ vận nhãn để phát hiện kẹt cơ.
Có chỉ định mổ nếu có song thị hoặc lõm mắt ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Bệnh nhân nên được khuyên tránh thổi mũi để ngăn ngừa hội chứng khoang hốc mắt do luồng khí trào ngược. Sử dụng thuốc co mạch từ 2 đến 3 ngày có thể làm giảm chảy máu cam. Kháng sinh uống có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có viêm xoang
Chấn thương lệ đạo
Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Bởi vậy, chấn thương lệ đạo nếu không được kịp thời điều trị bệnh sẽ gây viêm nhiễm lâm sàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây chấn thương lệ đạo
- Tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt thường ngày (70%)
- Tai nạn giao thông (25%)
- Tai nạn do lửa (5%)
Triệu chứng của chấn thương lệ đạo
- Chảy máu: các vết thương tại mắt hay vùng đầu mắt sẽ chảy máu rất nhiều do tính chất mạch máu, vòng nối tuần hoàn phong phú.
- Tùy vào tác nhân gây chấn thương (rách nát, đứt rời, mất tổ chức,…; đường lệ bị gián đoạn hay bị mất một đoạn, làm giảm hoặc mất khả năng lưu dẫn,… Triệu chứng sẽ là chảy nước mắt; chấn thương hốc mắt gây phòi cơ; mỡ trong hốc mắt ra ngoài, di lệch xương hốc mắt gây biến dạng và mất cân đối vùng mặt.
- Bệnh nhân có thể thấy: tê bì, dị cảm vùng quanh mắt tổn thương, song thị, mắt bị lồi ra hay thụt vào so với mắt còn lại.
Hậu quả và di chứng để lại
- Lệ đạo bị nghẽn cũng làm thay đổi khúc xạ giác mạc, gây ảnh hưởng đến thị giác ban đêm, khiến người bệnh khó khăn trong khi tham gia giao thông.
- Trong trường hợp nhẹ, mắt có thể bị lác, song thị, mắt bị lún sâu hoặc lồi ra,… rất nguy hiểm cho nhãn cầu và mất thẩm mỹ.
- Trong nhiều trường hợp chấn thương nặng rất dễ dẫn đến mù lòa.
Phòng ngừa
- Khi tham gia giao thông cần đội mũ bảo hiểm, đeo kính mắt.
- Trong quá trình lao động cần trang bị đầy đủ (mũ bảo hộ, kính bảo hộ,…) để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
[:en]- Mi
– Lệ bộ …[:]