Chỉ định phẫu thuật cắt dịch kính
– Xuất huyết dịch kính: Có chỉ định cắt dịch kính khi máu trong buồng dịch kính không tiêu sau 4 tuần, tuy nhiên nếu có những nguy cơ co kéo rách – bong võng mạc thì cần cắt sớm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau: Cao huyết áp, chấn thương, rách võng mạc, phình mạch, bệnh tiểu đường, bệnh Eales…
– Bệnh võng mạc tăng sinh: tiểu đường, tắc tĩnh mạch, hồng cầu hình liềm, bệnh Eales…
– Bong võng mạc phức tạp: có xuất huyết dịch kính, vết rách khổng lồ, vết rách cực sau, tăng sinh dịch kính võng mạc…
– Bệnh lý võng mạc trung tâm: màng xơ trước võng mạc, lỗ hoàng điểm, xuất huyết trước hoặc dưới võng mạc.
– Lệch hoặc rơi thuỷ tinh thể hoặc IOL trong buồng dịch kính.
– Viêm nội nhãn: cần cắt loại bỏ ổ nhiễm trùng.
– Tổ chức hoá dịch kính sau viêm.
– Biến chứng sau chấn thương mắt: Xuất huyết dịch kính, dị vật nội nhãn, bong võng mạc, vỡ thuỷ tinh thể, viêm nội nhãn…
Kỹ thuật cắt dịch kính
Cắt dịch kính: Nguyên tắc trong khi phẫu thuật, tránh gây co kéo lên võng mạc, lỗ cắt hướng về phía vùng dịch kính định cắt. Lấy đi phần dịch kính xuất huyết hoặc tăng sinh. Cắt dịch kính phía trước và sau: nhẹ nhàng hút và cắt, tiến hành làm thủ thuật bong dịch kính phía sau để cắt toàn bộ dịch kính.
- Hút máu gây xuất huyết dịch kính: Nếu có máu xuất huyết sau dịch kính trước võng mạc, dùng canula mein hút ra ngoài. Có thể dùng kỹ thuật này để hút phần máu trên võng mạc.
- Bóc màng xơ trước võng mạc: màng trước võng mạc gây ảnh hưởng đến thị lực, trong khi cắt dịch kính co thể dùng bóc màng.
- Vết thương xuyên nhãn cầu và dị vật nội nhãn: Lấy dị vật nội nhãn.
- Hút dịch dưới võng mạc: Nếu có bong võng mạc dùng đầu canula hút dịch qua vết rách võng mạc hoặc vị trí rạch võng mạc bằng điện đông, trong khi đó tiến hành quá trình trao đổi dịch – khí.
- Trao đổi dịch – khí: Hút toàn bộ dịch trong nhãn cầu và dịch dưới võng mạc, dùng khí ép và dàn võng mạc.
- Điện đông nội nhãn: Trong những truờng hợp xuất huyết võng mạc, hoặc vết rách võng mạc. Dùng đầu điện đông nội nhãn để đốt cầm máu, hoặc đánh dấu vết rách.
- Laser nội nhãn: xung quanh vết rách võng mạc, hoặc làm PRP (Panretinal Photocoagution) võng mạc.
- Trao đổi khí – dầu silicon (hoặc khí nở)
- Khâu tái tạo củng mạc và kết mạc bằng chỉ nylon 7/0 hoặc 8/0