THỊ LỰC XA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

  • Một số người có thị lực nhìn xa kém nhưng lại tốt hơn khi có kính.
  • Nếu thị lực kém & không tăng qua kính lỗ => có bệnh lý về mắt ( Đục TTT, đáy mắt..)
  • Thông thường khi đo TL nhìn xa hai mắt chệnh lệch không quá 1 dòng. Mắt có thị lực kém hơn có thể có TKX hoặc bệnh lý.

CÁCH ĐO THỊ LỰC GẦN

  • Dùng bảng thị lực gần.
  • Khoảng cách nhìn gần 35-40 cm.
  • Quan trọng và cần chú ý với những bệnh nhân có kèm theo đục thủy tinh thể ( biến đối công suất hội tụ…)

THỊ LỰC VÀ KÍNH LỖ

Nguyên lý kính lỗ

  • Một mắt chính thị sẽ làm ánh sáng hội tụ ảnh rõ nét trên võng mạc. ( Ánh sao).
  • Một vật chúng ta nhìn được coi như được tạo ra bởi vô số điểm nhỏ. Một mắt có tật khúc xạ thì các điểm nhỏ bị nhòe -> vòng nhòe tròn
    Qua kính lỗ -> vòng nhòe nhỏ đi rất nhiều -> Thị Lực tốt hơn
  • Thị lực < 7/10 BẮT BUỘC phải thử kính lỗ
    Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định bệnh nhân có tật khúc xạ hay không?
  • Nếu Thị Lực không tăng qua kính lỗ có thể có bệnh lý đáy mắt, giác mạc, Đục thuỷ tinh thể hoặc Nhược thị sâu.
  • Thị lực qua kính lỗ tăng không có nghĩa đó là một mắt hoàn toàn bình thường (TKX+bệnh)

HIỆN TƯỢNG ĐIỀU TIẾT

  • Mắt nghỉ ngơi là khi các cơ thể mi ở trạng thái nghỉ hoặc giãn.
  • Khi cơ thể mi co -> thay đổi hình dạng của thủy tinh thể, làm cho bề mặt của TTT vồng hơn lên: Chúng ta gọi đó là hiện tượng điều tiết.
  • Khi có đục TTT hiện tượng xơ cứng -> ảnh hưởng đến khả năng điều tiết.

 

 

3.8/5 - (26 votes)
Trang: 1 2