KHÁM THỊ LỰC
Đo thị lực: Đo khả năng nhìn của một người. Khả năng phân biệt hai điểm gần nhau ở khoảng cách 5m.
Khi đo cần chú ý cả thị lực nhìn xa và nhìn gần.
Ý nghĩa: Cho biết mức độ bất thường và những việc cần làm tiếp theo!
- Đo thị lực không kính.
- Đo thị lực kính cũ (nếu có).
- Đo thị lực kính lỗ.
- Đo thị lực kính cấp tối đa.
PHƯƠNG PHÁP ĐO THỊ LỰC:
Có một số bảng thị lực: bảng chử E của Armaignac, bảng chử cái của Snellen, bảng vòng tròn hở của Landolt, bảng thị lực hình cho trẻ em.
NGUYÊN TẮC ĐO:
- Bảng thị lực cách mắt 5m.
- Độ sáng bảng thị lực phải đạt 100 Lux.
- Nếu bệnh nhân mới từ chổ sáng vào chổ tối phải cho nghỉ 10-15 phút.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO – ĐÁNH GIÁ
- Dùng bảng thị lực:
+ Cho bệnh nhân đọc từ hàng chử lớn nhất cho tới hàng nhỏ nhất hoặc ngược lại.
+ Ghi nhận kết quả. Thí dụ MP: 10/10-5m, MT: 2/10-5m - Cho đếm ngón tay:
+ Ghi nhận cự ly xa nhất mà bệnh nhân còn đếm đúng số ngón tay giơ trước mặt. Thí dụ: MP: ĐNT 3m, MT: ĐNT 1m.
+ Đếm được ngón tay trong 5m tương đương thị lực 1/10. - Khoa bàn tay:
+ Trước mặt bệnh nhân: Ghi cự ly bệnh nhân thấy bóng bàn tay.
Thí dụ: MP: BBT 0,4m. - Tìm hướng sáng:
+ Chiếu nguồn sáng vào mắt lần lượt theo các hướng chính diện, trên, thái dương, dưới, mũi. Yêu cầu bệnh nhân chỉ hướng chiếu sáng. - Tìm cảm giác sáng tối:
+ Chiếu nguồn sáng vào mắt bệnh nhân. Ghi nhận cảm giác sáng tối có hay không.
CÁC LOẠI BẢNG THỬ THỊ LỰC
- Bảng thị lực LANDOLT
- Bảng thị lực Snellen
- Bảng thị lực LogMAR
- Bảng thử thị lực hình
CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO THỊ LỰC
MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THỬ THỊ LỰC
- Tư thế bệnh nhân
- Điều kiện chiếu sáng
- Hướng dẫn BN che mắt
- Động viên khuyến khích BN
- Nguyên tắc MP – MT
- Giải thích – Hợp tác
CÁC MỨC ĐỘ THỊ LỰC
- Bình thường: TL 8/10 đến 10/10
- Thị lực: 2/10 đến 7/10
- Thị lực: ĐNT 2m đến 1/10
- Thị lực: < ĐNT 1m
- Thị lực sáng tối: ST (-)