Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực . Do đó người ta sẽ tiến hành thử thị lực. Nếu thị lực giảm, để phân biệt với những nguyên nhân gây giảm thị lực do bệnh lý khác, người ta sẽ cho bệnh nhân nhìn qua kính lỗ. Nếu thị lực với kính lỗ tăng là bệnh nhân có tật khúc xạ.

Các trường học và y tế tuyến cở sở nên trang bị bảng thị lực và được hướng dẫn đo thị lực đúng quy cách.

chẩn đoán sơ bộ tật khúc xạ

Việc đo và kiểm tra thị lực nên được tiến hành định kỳ 3 đến 6 tháng tại các trường học để kịp thời phát hiện ra các em mắc các tật khúc xạ vì tật khúc xạ không được đeo kính hoặc đeo kính không đúng sẽ dẫn tới mệt mỏi về thị giác, nặng hơn có thể dẫn tới lác nhược thị, làm mất thẩm mỹ cũng như chức năng thị giác cho trẻ sau này.

Khi phát hiện ra các em có dấu hiệu mắc tật khúc xạ, Y tế các trường và tuyến dưới nên gửi các em về Bệnh viện Mắt ( hoặc các bệnh viện có khoa khám mắt và có bộ phận khúc xạ ) vì việc khám khúc xạ cho trẻ em đòi hỏi phải khám bằng phương pháp khúc xạ khách quan ( Skiascopie) vì trẻ em không giao tiếp được như người lớn và đôi khi phải liệt điều tiết bằng Cyclogyl ( thuốc này có nguy cơ gây phản ứng phụ và nguy cơ gây Glaucoma góc đóng do đó cần có chỉ định cụ thể về chuyên khoa.

5/5 - (2 votes)