Tắc động mạch trung tâm VM
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • [:vi]

    1. Tắc động mạch trung tâm võng mạc là gì?

    Tắc động mạch trung tâm võng mạc thường xảy ra ở người lớn tuổi, là trường hợp cần cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa. Nguyên nhân thường là nghẽn mạch do cao huyết áp, bệnh lý tim mạch. Đôi khi là hậu quả của huyết khối do viêm nhiễm, bệnh Lupus, bệnh Behcet, bệnh Horton…

    cap-cuu

    2. Triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch trung tâm võng mạc

    •  Bệnh nhân mù 1 mắt hoàn toàn, đột ngột. Đôi khi phát hiện được sau khi ngủ dậy.
    • Khám mắt:
      + Bán phần trước: đồng tử hơi giãn, mất phản xạ với ánh sáng trực tiếp, còn phản xạ liên ứng.
      + Đáy mắt: giai đoạn đầu thấy động mạch co nhỏ như sợi chỉ. Không có máu ở trong lòng mạch – tại thân mạch lớn có thể có giảm lưu lượng máu hoặc hình ảnh cột máu bị đứt đoạn thành nhiều quãng.
      Sau những giờ đầu là hiện tượng phù võng mạc. Võng mạc màu trắng sữa, chủ yếu ở cực sau, tương phản với màu đỏ của hoàng điểm, dấu hiệu “hoàng điểm anh đào” do hoàng điểm được nuôi dưỡng bởi mao mạch hắc mạc.

    Các hình thái lâm sàng

    • Mù thoáng qua- co thắt động mạch:
      Khởi phát đột ngột, mù hoàn toàn 1 mắt. Kéo dài trong vài phút. Ngoài cơn, thị lực và đáy mắt hoàn toàn bình thường. Cần làm những khám nghiệm về tim mạch, thường có dấu hiệu của hẹp hoặc nghẽn động mạch cảnh.
    • Tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc:
      Gây ra những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau tuỳ thuộc vị trí tắc. Giảm thị lực đột ngột, mất vùng nhìn tương ứng với khu vực động mạch bị tổn thương.
      Đáy mắt: phù võng mạc khu vực tắc do thiếu tưới máu. Đôi khi thấy được vật nghẽn là mảnh Cholesterol hoặc canxi.
    • Tắc động mạch trung tâm võng mạc ở người có động mạch mi-võng mạc:
      Chiếm khoảng 20% dân số, có thêm 1 động mạch mi-võng mạc có nguồn gốc từ hắc mạc, xuất phát từ bờ đĩa thị phía ngoài nuôi dưỡng cho vùng giữa gai thị và hoàng điểm. Trong trường hợp này, thị lực có thể giảm ít hoặc nhiều nhưng thị trường thu hẹp còn hình ống. Đáy mắt: còn thấy 1 vùng võng mạc hồng hình tam giác ở giữa gai thị và hoàng điểm lọt giữa võng mạc cực sau bị phù tràn ngập. Ngược lại tắc động mạch mi-võng mạc đơn độc: Thị lực giảm. Đáy mắt có phù trắng 1 vùng giữa gai thị và hoàng điểm, võng mạc xung quanh không bị tổn thương.
    tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac

    Central Retinal Artery Occlusion

    3. Điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc

    • Tại chỗ: làm biến đổi áp lực động mạch trung tâm để di chuyển vật nghẽn bằng cách : day nhãn cầu trong vài phút; có thể chọc tiền phòng để làm hạ nhãn áp; tiêm thuốc dãn mạch cạnh nhãn cầu.
    • Toàn thân:
      + Có thể dùng thuốc dãn mạch, uống hoặc tiêm truyền.
      + Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
      + Các thuốc chống đông và tiêu fibrrin (chỉ dùng khi không có chống chỉ định và trên những người trẻ có sức khoẻ tốt).
    • Điều trị căn nguyên:
      + Nếu là cao huyết áp: điều trị cao huyết áp.
      + Bệnh Horton: liệu pháp corticoide khẩn cấp.
    • Tiến triển- tiên lượng: Nếu bệnh nhân đến kịp (trong vòng 2 giờ sau khi bị bệnh), thị lực có thể phục hồi, phù võng mạc mất đi sau vài ngày, động mạch lưu thông lại bình thường. Trường hợp tắc nhánh động mạch, các tổn thương ổn định, khuyết thị trường vùng võng mạc tương ứng, cũng có trường hợp tắc lan rộng ra toàn bộ võng mạc. Thường bệnh nhân không mấy khi đến kịp vì vậy tiến triển không tốt. Thị lực mất hoàn toàn, teo gai thị sau 1 tháng, co hẹp các động mạch võng mạc, mạch máu có thể xơ trắng, có thể đưa đến glocom tân mạch.

    [:en]

    1. What is central retinal artery occlusion?

    As special emergency in ophthalmology, the disease usually occurs in adults. The cause is usually an embolism due to high blood pressure, cardiovascular disease. Sometimes it is the result of thrombosis due to Inflammation, Lupus disease, Behcet’s disease, Horton’s disease…

    cap- cuu

    2. Clinical symptoms of central retinal artery occlusion

    •  Patient was completely blind in one eye, suddenly. Sometimes discovered after waking up.
    • Eye exam:
      + Anterior half: pupil is slightly dilated, reflexes to direct light, and reflexes are congruent.
      + Fundus: in the first stage, the artery is seen as small as a thread. No blood in the lumen – at the vascular body can reduce blood flow or the image of the blood column is expected for a long time.
      After the first hours is the phenomenon of saggy edema. The milky-white retina, mainly at the posterior pole, contrasts with the red color of the macula, the “cherry macular” sign because the macula is nourished by the black eye capillaries.

    Clinical configurations available

    • Transient blindness- arteriospasm:
      Sudden onset, complete blindness in one eye. Lasts for a few minutes. Apart from the attack, vision and fundus were completely normal. Cardiovascular examination is required, often with signs of organ or carotid obstruction.
    • Central branch retinal artery occlusion:
      splenomegaly presents different clinical presentations depending on the site of obstruction. Sudden loss of vision, loss of vision corresponding to the damaged system area.
      Fundus: retinal edema in the area of occlusion, causing lack of blood. Sometimes the obstruction is a piece of cholesterol or calcium.
    • Central retinal artery occlusion in people with central retinal vessels:
      Occupying about 20% of the population, there is an additional mi-vulva vascular system originating from the choroid, arising from the lateral disc margin that nourishes the area between the optic nerve and the macula. In this case, vision may be reduced more or less, but the market for electricity is still tubular. Fundus: there is also a triangular pink retina in the middle of the optic disc and the macula in the middle of the posterior pole retina is flooded. In contrast, isolated mi-retinal artery occlusion: Visual acuity decreased. There is white edema in the fundus of the eye between the optic disc and the macula, the surrounding retina is not damaged.
    tac-dong-mach-trung-tam-vong-mac

    Central retinal artery occlusion

    3. Treatment of central retinal occlusion

    • Local: modify central arterial pressure to move the obstruction by : date the required label in minutes; can activate pre-room to reduce marks; injections to enlarge the eyeball.
    • Full body:
      + Can use vasoconstrictor drugs, oral or infusion.
      + Antiplatelet drugs + Anticoagulant and fibrinolytic drugs only (used in the absence of contraindications and in young people in good health).
    • Base control:
      + If it is high blood pressure: treat high blood pressure.
      + Horton’s disease: urgent corticosteroid therapy.
    • Progress-prognosis: If the patient arrives on time (within 2 hours of illness), vision can be restored, macular edema disappears after a few days, arterial circulation is normal. In case of branch artery occlusion, the lesions are stable, there is a lack of visual field in the corresponding retinal area, there are also cases where the occlusion spreads to the entire retina. Often patients do not arrive in time because the development is not good. Total loss of vision, papilledema after 1 month, muscle contraction of retinal vessels, blood vessels may be white, possibly leading to neovascular glaucoma.

    [:]

    Đội ngũ Bác sỹ

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top