Bỏng mắt là một cấp cứu đáng lo ngại trong nhãn khoa do tình trạng nặng nề và thường xảy ra ở cả hai mắt. Tiên lượng phụ thuộc điều trị sớm hay muộn. Ở hình thái nặng, không có phương pháp điều trị để phục hồi thị lực. Biện pháp phòng ngừa hết sức quan trọng.
1. Phân loại bỏng:
1.1. Bỏng hóa chất:
- Nguy hiểm và trầm trọng nhất
- Phụ thuộc vào nồng độ pH của hóa chất. (Bình thường pH = 7).
* Acid : pH ≤ 6.
- Nếu acid nhẹ có thể phục hồi thị lực được một phần.
- Nếu acid đậm đặc, pH ≤ 2,5 gây hoại tử giác mạc.
->Bản chất: Acid không tỏa lan theo chiều sâu trong các mô nên gây tổn thương tối đa ngay từ đầu.
- Acid gây hoại tử đột ngột và đông các protein bề mặt của mắt giúp ngăn cản sự tỏa lan của hóa chất.
- Các acid hữu cơ (Acid Acetic, acid Formic) ít độc hại hơn acid vô cơ (acid Sulfuric, acid Clohydric – chất chống rỉ, tẩy rỉ)
- Các acid vô cơ : Acid Sulfuric, acid Nitric, acid Clohydric (các hóa chất tẩy rửa).
* Bazơ : pH > 7.
- Ngược lại với acid. Bỏng nặng do sự tỏa lan của Bazơ vào mắt theo chiều rộng và chiều sâu, tác dụng liên tục trong nhiều ngày, khó có thể tiên lượng ngay lúc đầu và luôn phải dè dặt ngay cả trong trường hợp tổn thương ban đầu không nặng lắm.
- Bỏng Bazơ là trầm trọng nhất.
->Bản chất: Bazơ kết hợp với những protein tế bào, làm tan rã tế bào và nhuyễn mô vì thế làm cho bản thân Bazơ thâm nhập dễ dàng hơn.
- Các Bazơ nguy hiểm: NaOH, nhóm Amoni v hợp chất của nó, vôi, xi măng…
Biến chứng thứ phát của Bazơ:
- Viêm màng bồ đào suốt (do Bazơ thâm nhập vào tiền phòng, mống mắt, thể mi)
- Đục thủy tinh thể
- Hội chứng khô mắt
- Glaucomma
Tất cả các biến chứng đều có thể dẫn đến mù lòa.
* Các hóa chất khác:
- Các dung môi: cồn, ete, aceton, formol gy bỏng nhẹ.
- Các hóa chất tẩy rửa.
- Các khí cay, các khí làm rộp da.
- Các chất kích thích ăn mòn: Clor, Asen, lưu huỳnh.
1.2. Bỏng nhiệt:
1.2.1. Do lửa, do kim loại nóng chảy:
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao: như sắt, thép,… gây tổn thương nặng, đa số là đưa đến mù.
- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp: như chì,… tổn thương nặng hơn.
1.2.2. Do nước, chất lỏng nóng, dung dịch nhiệt độ cao:
1.3. Bỏng điện:
- Điện cao thế: gây đục thủy tinh thể hay đục giác mạc.
- Bỏng sét đánh: đục thủy tinh thể.
1.4. Bỏng do bức xạ:
- Do tia cực tím
- Chấn thương do ánh sáng:
- Bỏng hoàng điểm do khúc xạ các tia mặt trời buổi sáng, do xem nhật thực.
- Do bức xạ các tia ion hóa (tia X, gamma, laser) gây đục thủy tinh thể.
2. Thái độ xử trí:
2.1. Nguyên tắc:
Điều trị tức thì:
- Hỏi bệnh sử nhanh chóng để phân loại bỏng, xác định hoàn cảnh tai nạn, thời gian xảy ra và chất gây bỏng.
- Rửa mắt với nước muối sinh lý và kéo dài bằng huyết thanh sinh lý hay nước tại nơi xảy ra tai nạn.
- Trước khi rửa mắt phải gắp mảnh cứng, cục vôi tôi, dị vật ra khỏi cùng đồ.
- Không bao giờ được trung hòa acid bằng Bazơ hay ngược lại.
- Sau sơ cứu chuyển lên nơi có chuyên khoa mắt để điều trị.
2.2. Phương pháp rửa bỏng mắt:
* Tại phòng cấp cứu:
- Nhỏ thuốc tê Dicain 1%.
- Vành mi để bộc lộ nhãn cầu và tổ chức kết mạc.
- Kiểm kê những tổn thương trên kết mạc, giác mạc để đánh giá mức độ tổn thương do bỏng.
- Dùng pince gắp hết dị vật nằm kẹt trong tổ chức kết mạc cùng đồ và kết mạc mi (nếu có).
- Đo độ pH bằng giấy chỉ thị màu. Bình thường pH = 7, nếu pH > 7 là bỏng do Bazơ, nếu pH < 7 là bỏng do acid.
- Dùng bơm tiêm lớn 20cc với kim đầu tù, bơm nước muối sinh lý luồn vào cùng đồ trên rửa sạch chất gây bỏng.
- Thời gian rửa mắt trung bình từ 15 – 30 phút, sau đó đo lại pH, nếu đạt mức pH = 7 thì được.
* Tại khoa phòng :
- Kiểm tra lại độ pH, dẫn lưu 01 chai NaCl 9‰ 500ml trong 2 –3 giờ.
- Tùy theo mức độ bỏng nặng hay nhẹ để dẫn lưu từ 1 – 3 ngày.
- Đối với bỏng Bazơ nặng, chọc rửa tiền phòng, tiêm huyết thanh tự thân 0,5 – 1cc (hoặc tiêm máu) cạnh nhãn cầu.
- Trong bỏng nặng kết mạc, rạch kết mạc hình nan hoa ở vị trí giữa các cơ trực từ 2 – 3mm để thoát chất gây bỏng và dẫn lưu 1 – 3 ngày tùy mức độ nặng nhẹ.
- Bơm rửa lệ đạo để loại trừ chất gây bỏng ở đường lệ quản.
2.3. Thuốc cho bệnh nhân bỏng:
2.3.1. Tại chỗ:
- Dùng dung dịch kháng sinh Col. Genta, Tobrex, Chloraxin
- Dùng các loại dung dịch dinh dưỡng giác mạc : Col. Vitacic, Kratyl
- Dùng các thuốc liệt điều tiết : Col. Atropine 1%, giãn đồng tử để chống dính, phòng ngừa viêm mống mắt thể mi.
2.3.2. Lâu dài: phòng biến chứng.
- Chống dính : Dùng thuốc mỡ kháng sinh gây trơn giữa các bề mặt tiếp xúc, chống dính (chấn thương xuyên thủng không được dùng thuốc mỡ).
- Điều trị tích cực, tách dính bằng dụng cụ thủy tinh, đưa thuốc mỡ kháng sinh vào cùng đồ trên dưới hàng ngày, tập liếc mắt thường xuyên, không băng mắt.
3. Phân chia độ bỏng: Tùy theo tổn thương giác mạc.
- Độ I: Chỉ cương tụ kết mạc, xung huyết kết mạc, có thể có bọng nước biểu mô, hay đã vỡ bọng, mất biểu mô.
- Độ II: Kết mạc có dấu hiệu hoại tử, trắng bợt, thiếu máu. Giác mạc mờ nhưng còn quan sát được đồng tử.
- Độ III: Giác mạc đục trắng, nhưng còn thấy lờ mờ mống mắt ở một vài nơi.
- Độ IV: Hoại tử hoàn toàn giác mạc, kết mạc.
4. Kết luận:
- Bỏng mắt là tai nạn thường gặp, có tính chất trầm trọng về chức năng và thẩm mỹ.
- Bỏng mắt đưa đến tình trạng mất chất, sẹo co kéo, biến dạng mặt.
- Đây là vấn đề pháp y vì liên quan đến tiên lượng, giải phẫu và chức năng.
- Phải chú trọng trong sơ cứu và ghi chép hồ sơ bệnh án.
- Đặc biệt là tầm quan trọng của công tác dự phòng.
5. Di chứng của bỏng
Bỏng để lại nhiều di chứng nặng nề, nhất là những trường hợp bỏng nặng. Nhiều khi xử trí kịp thời cũng vẫn để lại di chứng và mù lòa. BN đã được tạo hình ghép da từ mí trên MP và mí dưới MT để hạn chế hở mí