(Tiếng Việt) Viêm tuyến lệ (Tắc lệ đạo) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Viêm tuyến lệ (Tắc lệ đạo) là một bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị bệnh viêm tuyến lệ qua bài viết dưới đây.

Viêm tuyến lệ là gì ?

Tuyến lệ là cơ quan có vai trò tiết ra nước mắt giúp cung cấp độ ẩm và bôi trơn cho bề mặt của mắt, màng mí mắt cũng như giúp loại bỏ bụi bẩn ra khỏi mắt.

Thông thường, nước mắt được tiết ra sẽ thoát qua các lỗ nhỏ và tiếp tục chảy qua hai lệ quản để vào đến túi lệ, rồi theo ống lệ mũi chảy xuống mũi.

Tuy nhiên khi dòng chảy này bị tắc nghẽn (tắc lệ đạo), nước mắt không thể chảy xuống mũi như bình thường khiến bị dồn ứ lại cùng với ụi bẩn lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh lý này thường sẽ xảy ra đột ngột và có thể chưa trị bằng thuốc tuy nhiên nếu để trong một thời gian dài có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ nhỏ như viêm màng não, áp xe não.

Viêm tuyến lệ thường được phân thành 2 loại là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm tuyến lệ cấp tính có đặc trưng là xảy ra đột ngột và đi kèm một số triệu chứng: Sốt, chảy mủ ở mắt.
  • Còn viêm tuyến lệ mạn tính hầu hết diễn ra trong một khoảng thời gian dài và phải can thiệp phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm.

Viêm tuyến lệ khởi phát từ tình trạng tắc lệ đạo kết hợp với các yếu tố gây viêm nhiễm

Viêm tuyến lệ khởi phát từ tình trạng tắc lệ đạo kết hợp với các yếu tố gây viêm nhiễm

Nguyên nhân gây ra viêm túi lệ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm túi lệ:

  • Viêm túi lệ bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ thống thoát nước mắt của trẻ không phát triển đầy đủ hoặc phát triển dị thường dẫn tới tình trạng tắc nghẽn ở tuyến lệ.
  • Yếu tố tuổi tác: Ở những người trên 40 tuổi, các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt có thể bị thu hẹp lại. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ và viêm túi lệ.
  • Các vi sinh vật gây viêm nhiễm: Các bệnh viêm nhiễm mãn tính xung quanh vùng mắt là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tắc túi lệ. Bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính thường gặp phải tình trạng các mô trong cơ thể bị kích thích hình thành sẹo và làm tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng Down có hộp sọ và khuôn mặt phát triển bất thường, tăng khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.
  • Người bị các chấn thương vùng mũi, sau hồi phục để lại mô sẹo. Nếu không xử lý kịp thời có thể làm tắc lệ đạo và viêm túi lệ.
  • Các khối u/Polyp mũi: Có nhiều khối u hoặc polyp mũi (Mẩu thịt thừa trong xoang mũi hình thành từ niêm mạc mũi của những người bị viêm mũi dị ứng) chèn ép hệ thống dẫn lưu nước mắt gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ.
  • Bệnh nhân bị ung thư chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của các phương pháp và thuốc xạ trị, hóa trị.

Viêm túi lệ bẩm sinh gây ra tình trạng mắt tiết nhiều gỉ, mí mắt đóng váng ở trẻ sơ sinh

Viêm túi lệ bẩm sinh gây ra tình trạng mắt tiết nhiều gỉ, mí mắt đóng váng ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết khi bị viêm tắc lệ đạo

Viêm tắc lệ đạo có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:

  • Chảy nước mắt nhiều, liên tục dù không chịu tác động của yếu tố cảm xúc.
  • Sưng nề, đau nhức ở gần góc trong của mắt, có hoặc không đi kèm với sốt.
  • Tiết nhiều gỉ mắt, mí mắt đóng váng hoặc bị dính chặt. Tình trạng nặng có thể có áp-xe túi lệ, chảy mủ nhày hoặc mủ đặc.
  • Mắt bị đỏ ở lòng trắng, thị lực mờ dần.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm tắc lệ đạo mạn tính các triệu chứng sẽ không xuất hiện đột ngột và bớt nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà vẫn nên điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của viêm tuyến lệ

Khi bị mắc viêm tuyến lệ, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức khó chịu, từ đó làm giảm năng suất lao động cũng như chất lượng cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh kéo dài dai dẳng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: Viêm nhiễm, chảy mủ ở mức độ nặng, rách ống lệ, suy giảm thị lực,… Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tình trạng viêm có thể lây lan vào hốc mắt, khiến trẻ có nguy cơ gặp phải những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng: Áp xe não, viêm màng não, nhiễm trùng máu,…

Bệnh viêm tuyến lệ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm tuyến lệ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Phải làm gì khi bị tắc lệ đạo?

Việc điều trị bệnh kịp thời và đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân hạn chế được những rủi ro và biến chứng không đáng có. Do đó, khi gặp những triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ, bệnh nhân cần phải nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, dụi mắt, sờ nắn vùng sưng đau hay cậy nặn mủ. Hành động này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt, bệnh nhân cần đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để kịp thời phát hiện và điều trị

Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt, bệnh nhân cần đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để kịp thời phát hiện và điều trị


DND-dat-lich-kham

Cách phòng ngừa viêm tuyến lệ

Đối với trẻ sơ sinh, không có cách nào để phòng ngừa viêm tuyến lệ bẩm sinh mà thông thường bệnh lý này sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, vẫn cần có biện pháp điều trị phù hợp.

Bản chất của việc phòng ngừa bệnh lý viêm tuyến lệ chính là phòng ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng mắt tiến triển. Do đó, cần phải chú ý một số điều sau:

  • Hạn chế, tránh tiếp túc với bệnh nhân đang mắc bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi có cảm giác đau nhức, cộm ngứa ở mắt không chạm tay lên mắt hay dụi mắt.
  • Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn mặt, bút kẻ mắt,…
  • Tẩy trang kĩ vùng mắt sau khi trang điểm.
  • Sau khi ra ngoài môi trường bụi bặm, khi về nhà nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nhiễm khuẩn ngày một nặng hơn, bệnh viêm tuyến lệ thêm trầm trọng, đặc biệt là ở trẻ em.

Giữ vệ sinh mắt là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh viêm tuyến lệ

Giữ vệ sinh mắt là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh viêm tuyến lệ

Chẩn đoán và phẫu thuật tắc lệ đạo bằng nội soi tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND

Chẩn đoán

Bệnh nhân tắc lệ đạo cần được khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, bệnh nhân khi đến thăm khám và chẩn đoán sẽ trải qua các quy trình sau:

  • Khám sinh hiển vi đánh giá điểm lệ, tình trạng kết mạc, giác mạc, các triệu chứng lâm sàng về tình trạng của mắt: Mắt đỏ, đau nhức, sưng nề, có hoặc không mủ ở túi lệ,…
  • Bơm thăm dò lệ đạo trên và dưới nhằm kiểm tra hệ thống dẫn lưu nước mắt thông qua việc bơm dung dịch vào hệ thống lệ đạo của bệnh nhân. Nếu như lượng dịch vừa mới được bơm vào không xuống tới họng thì bệnh nhân được chẩn đoán đã bị tắc tuyến lệ.
  • Chụp cắt lớp mũi xoang: X-quang, CT, MRI kết hợp bơm chất cản quang vào lệ đạo. Dựa vào hình ảnh nhận được, bác sĩ sẽ có phán đoán chuyên sâu và chính xác về tình trạng bệnh.
  • Khám nội soi tai mũi họng.

Kỹ thuật

Kỹ thuật nối lệ mũi nội soi tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là phẫu thuật nội soi nhằm tạo đường thông cho nước mắt dẫn sang mũi. Phương pháp này được chỉ định khi việc điều trị tắc tuyến lệ bằng các phương pháp khác không đem lại kết quả khả quan.

Quy trình thực hiện: Bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Bác sĩ dùng đầu nội soi mở cửa sổ xương tại ngách mũi giữa, sau đó đưa ống dây silicon qua điểm lệ xuống mũi qua cửa sổ xương. Đoạn dây silicon tiếp đó được khâu cố định và để trong vòng 06 tháng. Bệnh nhân sau thực hiện phẫu thuật cần tái khám sau 1 tuần và tuân thủ uống, tra các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh viêm tuyến lệ (tắc lệ đạo). Để được thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt, bệnh nhân xin vui lòng liên hệ:

DND-tu-van-mien-phi

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND

Địa chỉ:
CS1: 128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
CS2: Đường Bàng Bá Lân, P. Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang.
CS3: 250 Trường Chinh, P. Tân Bình, TP. Hải Dương.
Hotline: 0969.128.128 – 0968.11.55.88
Tổng đài CSKH: 1900.6966

5/5 - (1 vote)