(Tiếng Việt) Phẫu thuật khúc xạ gặp ít biến chứng hơn so với đeo kính áp tròng 11 lần

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Phẫu thuật khúc xạ và đeo kính áp tròng thường xuyên, việc nào khiến mắt dễ gặp biến chứng và nhiễm trùng hơn?

Phần đông dư luận tin rằng đeo kính áp tròng là an toàn hơn so với can thiệp vào mắt bằng phẫu thuật khúc xạ, nhưng nghiên cứu gần đây của Viện Mắt Hamilton thuộc Đại học Trung tâm Khoa học Sức khỏe Tennessee tại Hoa Kỳ đã chỉ ra điều ngược lại.

Phẫu thuật khúc xạ

Đeo kính áp tròng dài kỳ có thể đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây mất thị lực.

Kho dữ liệu khổng lồ của Viện Mắt Hamilton đã tổng hợp thông tin các ca viêm giác mạc vi khuẩn (microbial keratitis) do đeo kính áp tròng và so sánh với tỷ lệ biến chứng xảy ra khi phẫu thuật khúc xạ. Kết quả cho thấy, bệnh nhân đã phẫu thuật chính tật khúc xạ được an toàn hơn và ít gặp phải biến chứng hơn so với bệnh nhân dùng kính áp tròng lâu năm.

Sử dụng kính áp tròng dài kỳ có thể dẫn đến phù nề giác mạc, tạo quầng xanh trong mắt và khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn các nguồn sáng.

“Rất nhiều bệnh nhân dùng kính áp tròng thường xuyên đến cả hàng thập kỷ, điều đó có nghĩa họ gặp nhiều nguy cơ với các viễm nhiễm và biến chứng liên quan tới bề mặt giác mạc hơn là các bệnh nhân đã qua phẫu thuật khúc xạ,” Bác sĩ Waite, phó giáo sư Nhãn Khoa tại Đại Học Trung tâm Khoa học Sức khỏe UT, đã chia sẻ. Ông còn là giám đốc trung tâm Giác Mạc, Đục Thể Thủy Tinh của Viện mắt Hamilton.

Viêm giác mạc vi khuẩn (microbial keratitis) là một trong những biến chứng nghiêm trọng đối với giác mạc ở những người sử dụng kính áp tròng. Viêm giác mạc vi khuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực, thậm chí có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn. Các yếu tố như vệ sinh, loại kính áp tròng, lịch sử sử dụng… đều đem lại nguy cơ đến sức khỏe tổng thể cho đôi mắt.

Theo thống kê, có 6% số người dùng kính áp tròng mắc phải viêm giác mạc vi khuẩn, viêm nhiễm giác mạc ngoại vi, nội mô giác mạc… và nhiều hệ lụy khác.

“Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá trực tiếp tỷ lệ viêm nhiễm trên giác mạc xảy ra khi sử dụng kính áp tròng với phẫu thuật khúc xạ,” bác sĩ Waite cho biết. “Kính áp tròng có thể đem lại nguy cơ viêm nhiễm rất cao nếu bệnh nhân không biết cách giữ gìn vệ sinh. Một số bệnh nhân chúng tôi từng điều trị đã bị mất thị lực do biến chứng gây ra bởi kính áp tròng. Một số họ cần tới phẫu thuật ghép giác mạc, có một số còn mất cả con mắt. Nhiều trường hợp có thể đã giữ được thị lực nếu áp dụng phẫu thuật khúc xạ kịp thời. Đúng là phẫu thuật nào cũng đi kèm với tỷ lệ biến chứng nhất định. Tuy nhiên, phần lớn phẫu thuật khúc xạ chỉ thực hiện một lần  và do đó bệnh nhân chỉ phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng một lần trong đời. Nếu bệnh nhân biết sinh hoạt và chăm sóc mắt an toàn, họ hoàn toàn có thể tránh khỏi rủi ro. Xét theo góc độ này, phẫu thuật khúc xạ quả là có tính ưu việt hơn nếu so với nguy cơ bị viêm nhiễm thường xuyên qua hàng năm tháng sử dụng kính áp tròng. Chúng tôi đã tìm ra các con số để so sánh cụ thể.”

Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật ReLEx SMILE được cho là phương pháp ưu việt nhất hiện nay.

Nguy cơ mà bệnh nhân đeo kính áp tròng phải đối mặt lớn hơn bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật tật khúc xạ đến 11 lần.

Nghiên cứu cho thấy, trong khi phẫu thuật khúc xạ chỉ đi cùng với nguy cơ viêm nhiễm một lần trong đời, tỷ lệ bệnh nhân đeo kính áp tròng gặp biến chứng sau 5 năm sử dụng là 11/10.000. Với các phẫu thuật khúc xạ như Lasik, Femto-Lasik, hay SmartSurf ACE tỉ lệ biến chứng là 1/10.000. Với phẫu thuật không tạo vạt ReLEx SMILE, tỷ lệ này còn gần như không tồn tại.

Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ bằng laser ít biến chứng hơn so với đeo kính áp tròng

Đây được coi là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về tỷ lệ viêm nhiễm do đeo kính áp tròng so với phẫu thuật khúc xạ. “Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và so sánh biến chứng do các trường hợp này vì chúng rất hiếm khi xảy ra, nhưng các con số từ nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy phẫu thuật tật khúc xạ nhìn chung là an toàn và mang lại sức khỏe ưu việt cho đôi mắt hơn là việc đeo kính áp tròng về lâu dài.” bác sĩ Waite kết luận.

Theo tạp chí Khoa học Phẫu thuật Khúc xạ & Đục thể Thủy tinh. Các nhà nghiên cứu là bác sĩ Jordan Masters; Thạc sĩ, bác sĩ Mehmet Kocak; và bác sĩ Aaron Waite.

4.5/5 - (4 votes)