(Tiếng Việt) Hội chứng thị giác màn hình – Bật mí 8 tips bảo vệ mắt

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Ngày nay, các thiết bị công nghệ – điện tử đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại.  Những lợi ích mà các thiết bị này mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên lại kéo theo tình trạng nhiều người bị nhức mỏi mắt, suy giảm thị lực hay còn gọi là mắc hội chứng thị giác màn hình.

Hội chứng thị giác màn hình là gì?

Hội chứng thị giác màn hình hay còn gọi là mỏi mắt kỹ thuật số, hội chứng CVS (Computer Vision Syndrome) bao gồm các hội chứng liên quan đến thị lực và các triệu chứng, bệnh lý của mắt liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng, TV,…

Dưới sự phát triển của công nghệ, hội chứng này đang có xu hướng gia tăng, ngày càng có nhiều người gặp phải các khó chịu ở mắt và các vấn đề về thị lực khi họ nhìn vào các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài. Mức độ khó chịu tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại. Tuy không quá nguy hiểm nhưng hội chứng thị giác màn hình gây ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm việc, chất lượng cuộc sống cũng như năng suất lao động của người mắc.

Hội chứng thị giác màn hình là tình trạng vô cùng phổ biến hiện nay, thường xuất hiện ở những người phải làm việc với máy tính hoặc dùng điện thoại trong thời gian dài

Hội chứng thị giác màn hình là tình trạng vô cùng phổ biến hiện nay, thường xuất hiện ở những người phải làm việc với máy tính hoặc dùng điện thoại trong thời gian dài

Nguyên nhân mắc phải

Nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình là do mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm, được gọi là ánh sáng xanh (vùng ánh sáng nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm) phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… hoặc ánh sáng nguy hiểm từ đèn LED, đèn huỳnh quang.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình bao gồm: mắt có tật khúc xạ, vị trí đặt máy tính không đúng, sử dụng điện thoại thường xuyên, ngồi sai tư thế,… Sự bùng nổ các thiết bị điện tử là điều tất yếu của cuộc sống hiện đại, song với đó là việc làm dụng các thiết bị điện tử kéo theo hội chứng thị giác màn hình và gây ra các vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng về mắt.

hội chứng thị giác màn hình 1

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị công nghệ, điện tử – Tác nhân chính gây ra hội chứng thị giác màn hình

DND-lien-he

Dấu hiệu nhận biết bạn đã mắc phải hội chứng

Khi có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng thị giác màn hình:

  • Nhìn mờ: Làm việc trong thời gian dài với máy tính khiến mắt phải tập trung, di chuyển liên tục, cùng với sự tấn công của ánh sáng xanh nguy hạiphát ra từ màn hình khiến mắt bị suy giảm thị lực.
  • Khô mắt: Chớp mắt giúp nước mắt tiết ra và giữ độ ẩm trên bề mặt. Tuy nhiên, khi làm việc tập trung với máy tính, mắt chỉ chớp 6 lần mỗi phút (so với trung bình phải 14 lần/ phút). Quên chớp mắt khiến nước mắt không đủ để cung cấp lên bề mặt dẫn đến khô mắtvà kích ứng.
  • Nhức mỏi mắt: Làm việc nhiều với máy tính, mắt ít có thời gian nghỉ ngơi khiến đôi mắt trở nên nhức mỏi, đờ đẫn.
  • Nhức đầu: Nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình. Khoảng cách quá gần giữa mắt và màn hình máy tính khiến việc điều tiết của cơ mắt đạt đến cực hạn và dễ gây ra cảm giác đau nhức đầu và mệt mỏi.
  • Nhìn đôi (Song thị): Song thị là hiện tượng nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh (xuất hiện 1 hình ảnh mờ hơn hình ảnh thật bên cạnh) do cơ mắt bị suy yếu hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
  • Đau cổ, vai gáy: Khi mắc hội chứng thị giác màn hình, mắt thường bị mờ và người bệnh có xu hướng điều chỉnh cổ, lưng để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến người bệnh bị đau cổ, đau lưng và mỏi vai gáy.
  • Khó tập trung, mệt mỏi: Hội chứng thị giác màn hình gây ra những dấu hiệu khó chịu ở mắt, khiến mắt mờ, mỏi; đau đầu, đau cổ; cơ thể mệt mỏi và uể oải từ đó người bệnh khó có thể tập trung để hoàn thành công việc.

Mắt nhức mỏi, nhìn mờ, đau đầu là những dấu hiệu điển hình của hội chứng thị giác màn hình

Mắt nhức mỏi, nhìn mờ, đau đầu là những dấu hiệu điển hình của hội chứng thị giác màn hình

DND-tu-van-mien-phi

Những đối tượng nào dễ mắc phải hội chứng thị giác màn hình?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác màn hình (suy giảm thị lực) đến 90%. Với đặc thù công việc phải tiếp xúc với màn hình máy tính từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, dân văn phòng là đối tượng mắc hội chứng thị giác màn hình nhiều nhất. Ngoài ra, việc ngồi ì một chỗ trong thời gian dài, làm việc trong môi trường thiếu không khí trong lành còn kéo theo nhiều bệnh lý khác về mắt, cột sống, tim mạch…

Những người làm văn phòng, công sở - Đối tượng mắc hội chứng thị giác màn hình nhiều nhất

Những người làm văn phòng, công sở – Đối tượng mắc hội chứng thị giác màn hình nhiều nhất

Bật mí cách làm giảm hội chứng thị giác màn hình

Hội chứng thị giác màn hình tuy không nguy hiểm như nhiều bệnh lý ở mắt khác nhưng vẫn gây khó chịu cho người mắc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như năng suất lao động. Để làm giảm hội chứng thị giác màn hình, bạn cần thay đổi thói quen và cách sử dụng các thiết bị điện tử thông qua một số cách sau:

1. Điều chỉnh máy tính:

Đặt màn hình máy tính cách mắt từ 50 – 70 cm. Ngồi quá gần màn hình có thể làm tăng nguy cơ mỏi mắt. Đặt màn hình thấp hơn tầm mắt một chút, từ 10 – 13 cm. Nghiêng đầu màn hình trở lại khoảng 10 đến 20 độ. Đảm bảo rằng bạn không ngửa cổ lên hoặc cúi xuống khi nhìn màn hình. Bạn cũng có thể làm cho hình ảnh và văn bản hiển thị rõ ràng và dễ đọc hơn bằng cách tăng độ tương phản, chỉnh độ sáng và kích thước phông chữ trên thiết bị của bạn.

2. Chớp mắt thường xuyên:

Chớp mắt thường xuyên giúp làm tăng độ ẩm và bôi trơn bề mặt mắt. Nếu bạn không chớp mắt thường xuyên, mắt bạn có thể bị khô và kích ứng nhiều hơn. Nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại có thể khiến bạn chợp mắt ít hơn so với bình thường. Do vậy, hãy cố gắng nhớ chớp mắt thường xuyên khi sử dụng máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số để mắt được nghỉ ngơi, bôi trơn, từ đó ngăn ngừa và làm giảm hội chứng thị giác màn hình.

3. Giảm độ chói của màn hình:

Hiện tượng lóa màn hình xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào màn hình của bạn. Ánh sáng thường đến từ các thiết bị chiếu sáng trên cao hoặc từ cửa số gần đó. Bạn có thể giảm hoặc tránh tình trạng ánh sáng phản chiếu vào màn hình bằng cách: Đóng rèm, che bớt cửa sổ; Sử dụng bóng đèn có công suất thấp hơn; Làm mờ đèn chiếu trên cao; Thêm bộ lọc lóa màn hình vào máy tính của bạn…

4. Sử dụng kính mắt phù hợp:

Nếu bạn đang sử dụng kính mắt, hãy chắc chắn rằng bạn đang đeo kính đúng với đơn thuốc, đúng độ. Việc đeo kính sai với đơn thuốc có thể khiến mắt bạn khó tập trung chính xác. Điều này làm tăng nguy cơ mỏi mắt và nhức đầu.

5. Điều chỉnh tư thế ngồi:

Ngồi sai tư thế có thể làm tăng nguy cơ mỏi mắt. Do vậy, khi ngồi trước máy tính hoặc màn hình kỹ thuật số khác, bạn cần ngồi thẳng lưng, tránh để đầu và cổ của bạn hướng về phía trước. Đặt màn hình máy tính thấp hơn tầm mắt một chút, đảm bảo rằng bạn không phải nghiêng đầu lên hoặc nghiêng người về phía trước để nhìn rõ màn hình. Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng ghế có độ cao phù hợp, có tựa lưng tốt. Khi ngồi cố gắng giữ bàn chân phẳng trên sàn, đầu gối ngang bằng hoặc cao hơn hông một chút.

6. Tập các bài tập tốt cho mắt:

Để giảm nguy cơ mỏi mắt do liên tục tập trung vào màn hình, hãy rời mắt khỏi máy tính ít nhất 20 phút một lần và nhìn vào một vật ở xa (cách xa ít nhất 20 feet) hoặc nhìn ra ngoài không gian rộng trong ít nhất 20 giây. Đây chính là “quy tắc 20-20-20”. Việc nhìn ra xa giúp thư giãn các cơ mắt để giảm mệt mỏi. Một bài tập khác là nhìn xa một vật trong vòng 10 – 15 giây, sau đó nhìn vào vật ở gần trong 10 – 15 giây, rồi lại nhìn vật ở xa, thực hiện điều này 10 lần. Bài tập này sẽ giúp luyện điều tiết, tránh mắt bị co quắp điều tiết do nhìn gần vào màn hình máy tính quá lâu.

7. Nghỉ giải lao thường xuyên:

Sau 2 giờ làm việc liên tục, hãy cho mắt nghỉ ngơi trong 15 phút. Bạn hãy di chuyển tầm nhìn ra khỏi màn hình máy tính của bạn và tập trung vào các vật ở gần và xa hơn màn hình của bạn. Trong mỗi lần giải lao, bạn nên tránh nhìn vào màn hình. Thay vào đó, hãy thực hiện các hoạt động không sử dụng màn hình như sắp xếp công việc giấy tờ hoặc ra ngoài đi dạo.

8. Sử dụng thuốc nhỏ mắt:

Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ hỗ trợ điều tiết cho mắt sẽ góp phần giữ ẩm và giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mỏi. Bạn có thể mua một số loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn (OTC) để giúp làm giảm các triệu chứng khô mắt. Nếu mắt bạn vẫn bị khô hoặc kích ứng sau khi thử thuốc nhỏ OTC, hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn để được kê loại thuốc riêng.

Duy trì tư thế ngồi làm việc đúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm giảm hội chứng thị giác màn hình

Duy trì tư thế ngồi làm việc đúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm giảm hội chứng thị giác màn hình

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)