Thủy tinh thể tự nhiên của mắt là môi trường trong suốt, nằm phía sau đồng tử có vai trò hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Theo thời gian, độ đàn hồi và trong suốt của thủy tinh thể giảm gọi là bệnh đục thủy tinh thể. Khi đục thủy tinh phát triển, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với vấn đề suy giảm thị lực và chất lượng cuộc sống, thậm chí dẫn tới mù lòa. Phẫu thuật thay thủy tinh thể là giải pháp duy nhất giúp điều trị triệt để bệnh đục thủy tinh thể, mang lại thị lực tốt nhất cho bệnh nhân.
1. Thủy tinh thể nhân tạo là gì?
Thủy tinh thể nhân tạo (Intraocular lens – IOL) là một thấu kính nội nhãn có kích cỡ phù hợp với mắt người, được chế tạo nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục trong phẫu thuật thay thủy tinh thể.
2. Phân biệt các khoảng nhìn của mắt
- Khoảng nhìn gần (30-50cm): Gồm các hoạt động như đọc sách, điện thoại, khâu vá….
- Khoảng nhìn trung gian (từ 50-100cm): Gồm các hoạt động như sử dụng máy tính, nấu nướng, mua sắm…
- Khoảng nhìn xa (trên 100cm): Có thể kể đến các hoạt động như xem ti vi, lái xe hoặc chơi thể thao….
3. Phân loại thủy tinh thể nhân tạo
Thủy tinh thể nhân tạo được phân làm 4 loại chính và mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại thủy tinh thể nhân tạo tùy thuộc vào tình trạng mắt và nhu cầu của bệnh nhân.
3.1 Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự (Monofocal Lens)
Thủy tinh thể đơn tiêu cự là loại thấu kính đơn tiêu cự ra đời sớm nhất. Ngày nay, thủy tinh thể đơn tiêu cự đã có nhiều cải tiến về chất lượng và thiết kế.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, phổ biến
Nhược điểm: chỉ cho phép mắt nhìn rõ tại một khoảng cách nhất định. Khi lựa chọn thấu kính hội tụ ở điểm xa, bệnh nhân sẽ có tầm nhìn xa lý tưởng, nhưng để nhìn gần bệnh nhân sẽ phải sử dụng thêm kính gọng. Khi lựa chọn thấu kính hội tụ ở điểm gần, bệnh nhân có thể nhìn rõ ở cự li gần, nhưng khi nhìn xa cũng phải dùng đến kính hỗ trợ.
3.2 Thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự (Multifocal Lens)
Thấu kính đa tiêu cự khắc phục được nhược điểm của thấu kính đơn tiêu cự cho phép bệnh nhân nhìn rõ mọi vật từ khoảng cách xa, trung bình đến gần. Kết quả đạt được sẽ tùy thuộc vào mắt của mỗi người và loại thủy tinh thể đa tiêu cự mà bệnh nhân lựa chọn. Bệnh nhân sử dụng thấu kính đa tiêu cự đa số có thị lực nhìn gần và nhìn xa tốt. Sau phẫu thuật,bệnh nhân có thể đọc chữ được dễ dàng và lái xe mà không cần phải hỗ trợ thêm kính.
3.3 Thủy tinh thể nhân tạo tự điều chỉnh (Accommodating Lens)
Thủy tinh thể tự nhiên là thấu kính hội tụ có chức năng điều tiết mà thấu kính nhân tạo không có được. Để khắc phục nhược điểm này, thế hệ thủy tinh thể nhân tạo tự điều chỉnh với hình dạng linh hoạt tương tự như thủy tinh thể tự nhiên của con người. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không cần đeo thêm kính hỗ trợ mà vẫn nhìn rõ các vật ở các cự ly khác nhau.
3.4 Thủy tinh thể nhân tạo Toric (Toric Lens)
Toric là thủy tinh thể nhân tạo duy nhất có thể điều chỉnh được tật loạn thị. Các thấu kính toric có các công suất khác nhau tại những vị trí khác nhau trên thấu kính, đảm bảo phù hợp với nhu cầu điều chỉnh thị lực của người bệnh. Sự căn chỉnh này đòi hỏi thủy tinh thể nhân tạo toric phải được định vị ở một cấu hình chính xác và phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao.
So sánh các loại thủy tinh thể nhân tạo
Tính năng
|
Đơn tiêu
|
Toric
|
Đa tiêu
|
Điều chỉnh loạn thị
|
KHÔNG
|
CÓ
|
KHÔNG
|
Điều chỉnh lão thị
|
KHÔNG
|
KHÔNG
|
CÓ
|
Cho phép nhìn rõ gần & xa
|
CÓ
|
KHÔNG
|
CÓ
|
Có quầng sáng, hào quang khi nhìn ban đêm
|
CÓ
|
CÓ
|
KHÔNG
|