[:vi]
Lắp mắt giả là một trong những giải pháp được lựa chọn để thay thế cho mắt bị dị tật, mất chức năng hoạt động…
Mắt giả là gì?
Mắt giả còn được biết đến với một tên gọi khác là mắt thủy tinh. Phẫu thuật lắp mắt giả giúp cải thiện hình dáng và tính thẩm mỹ ở những bệnh nhân đã mất một mắt do chấn thương hoặc mắc bệnh về mắt. Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật lắp mắt giả, bệnh nhân sẽ có khuôn mặt cân đối và thoải mái hơn ở hốc mắt bị khuyết.
Mắt giả không được coi là một con mắt có hoạt động thị lực, đây chỉ là một lớp vỏ bọc các cấu trúc trong hốc mắt. Hiện nay mắt giả không còn có dạng hình cầu thủy tinh nữa. Mắt giả sẽ bao gồm một mô cấy tròn xốp được bác sĩ đưa vào hốc mắt và sẽ được bao phủ bởi lớp kết mạc.
Thành phần làm mắt giả bao gồm đĩa acrylic mỏng, cong và sơn bóng nhằm trông giống mắt thật. Phần vỏ ngoài của mắt giả có hình bầu dục, màu trắng trông giống với phần lòng trắng của mắt thật, phần này được chế tác cả mạch máu như mắt thật. Phần trung tâm mắt giả được tạo hình để trông giống như mống mắt và đồng tử của mắt thật.
Phần cấu tạo là đĩa acrylic có thể được tháo ra, làm sạch và thay thế khi cần thiết. Tác dụng chính của mắt giả là để phục hình mắt bị khuyết do tổn thương hoặc mắc bệnh. Phẫu thuật cấy ghép này sẽ hõ trợ cho mí mắt được hoạt động như bình thường.
Những nguyên nhân dẫn tới việc phải sử dụng mắt giả
Ở những người đã tiến hành cắt bỏ một mắt hoặc cả hai mắt không kể độ tuổi, giới tính đều có thể thực hiện phẫu thuật lắp mắt giả. Nguyên nhân dẫn đến việc cần thực hiện lắp mắt giả có thể là:
- Bệnh nhân bị chấn thương vỏ nhãn cầu, phẫu thuật loại bỏ mắt bị chấn thương nhằm tránh nguy cơ lây mù mắt còn lại;
- Bệnh nhân mắc khối u ở mắt, ung thư mắt, phẫu thuật loại bỏ mắt bị bệnh nhằm bảo toàn tính mạng cho người bệnh;
- Bệnh nhân mắc tăng nhãn áp ở giai đoạn cuối hoặc viêm màng bồ đào dai dẳng dẫn đến mất thị lực, phẫu thuật loại bỏ mắt bị bệnh để cắt những cơn đau nhức dữ dội.
- Thực hiện phẫu lắp mắt giả giúp mắt có thể vận động tốt, bảo đảm tính thẩm mỹ, tránh ảnh hưởng đến mắt lành còn lại. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ có diện mạo của mắt giả giống mắt lành.
Một vài lưu ý sau khi lắp mắt giả
Để đảm bảo an toàn, sau khi phẫu thuật lắp mắt giả có một số lưu ý mà bệnh nhân nên biết là:
- Trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và buồn nôn;
- 1 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đeo mắt giả để là thực hiện các hoạt động thường ngày như tắm, chơi thể thao,…;
- Bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ;
- Nếu mắt giả không gây khó chịu hay bất thường nào, bệnh nhân không cần tháo mắt giả;
- Khi thực hiện vệ sinh khuôn mặt, bệnh nhân có thể vệ sinh mắt giả luôn mà không cần tháo mắt ra khỏi hố mắt;
- Đeo mắt giả ngay cả khi ngủ giúp ngăn mi mắt tiếp xúc và kích thích niêm mạc ổ mắt;
- Thời gian cần tháo mắt giả để vệ sinh kỹ bên ngoài sẽ khoảng từ 2-4 tuần, phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của cơ thể với mắt giả.
[:en]
- Tạo hình cùng đồ lắp mắt giả
Mắt bị mất chức năng dẫn đến teo nhãn cầu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ như sụp mi, cạn cùng đồ. Ngoài ra mắt thường đau nhức, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến mắt lành. Nguyên nhân mất chức năng + Viêm loét giác mạc + Chấn thương + Bong võng mạc Phẫu thuật lắp mắt giả giúp mắt vận động tốt đảm bảo về thẩm mỹ và tránh ảnh hưởng đến mắt lành. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ trở lại sinh hoạt bình thường, mắt giả sẽ giống như mắt lành.[:]