[:vi]
Người bị lác mắt nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới thị lực, gây mất thẩm mỹ . Do vậy, cần nhận biết các dấu hiệu bị lác mắt giúp điều trị bệnh sớm, đem lại hiệu quả cao và đảm bảo thị lực không bị ảnh hưởng.
Tổng quan về bệnh mắt lác
1. Lác mắt là bệnh gì?
Lác mắt (hay còn gọi là lé) là hiện tượng lệch trục nhìn của mắt khiến mắt nhìn theo hai hướng khác nhau, khi nhìn sẽ bị lệch, không nhìn thẳng được. Bệnh nhân khi bị lác mắt, một mắt có thể nhìn thẳng mắt còn lại lệch vào trong ( thường gọi là lác trong), lệch ra ngoài (thường gọi là lác ngoài), hoặc một mắt có thể cao hơn mắt còn lại (gọi là lác trên, lác dưới).
Lác mắt là hiện tượng lệch trục nhìn của mắt khiến mắt nhìn theo hai hướng khác nhau, khi nhìn sẽ bị lệch, không nhìn thẳng được
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 3 triệu người Việt Nam bị bệnh lác mắt. Bệnh lác mắt nếu không được điều trị kịp thời thị lực hai mắt sẽ bị giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, đối với trẻ em, lác mắt còn có thể dẫn đến nhược thị.
2. Nguyên nhân lác mắt
Nguyên nhân lác mắt ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lác mắt ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng của những bệnh lý ở mắt. Lác mắt do bẩm sinh là khi trẻ mới sinh đã bị lác hoặc lác xuất hiện trong giai đoạn bé từ 6 tháng tuổi.
Nguyên nhân lác mắt ở người lớn
Phần lớn nguyên nhân bị lác mắt là do biến chứng bệnh lý mắc phải hoặc bệnh lý toàn thân khác dẫn tới lác mắt như (Basedow), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), bệnh lý ở mắt (ấn độn, glaucoma).
Nguyên nhân lác mắt có thể do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lác mắt được xác định do sự khác biệt ở phần cơ xung quanh của mỗi mắt. Ở mỗi mắt, sẽ hoạt động nhìn bằng cách tập trung và một điểm hoặc một vật nhờ vào hoạt động của nhóm 6 cơ xung quanh mắt (gồm 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh giúp mắt liếc các hướng. Nếu một trong những cơ này hoạt động không tốt, thì bên mắt đó sẽ không nhìn tập trung được theo mong muốn dẫn đến tình trạng, mặc dù đã cố gắng tập trung nhìn vào một điểm nhưng thực tế hai mắt vẫn nhìn theo hai hướng khác nhau.
Nguyên nhân lác mắt có thể kể đến như:
- Do liệt cơ vẫn nhãn bẩm sinh
- Các vấn đề ở não như u não, não úng thủy, hội chứng đao hoặc bại não…
- Do tiền sử gia đình
- Do những biến chứng khi sinh non, trẻ bị nhẹ cân…
- Mắc các tật khúc xạ về mắt như viễn thị, cận thị hoặc các bệnh lý ở mắt như sụp mí, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc…
3. Phân loại lác mắt
Bệnh lác mắt gồm 2 loại :
- Lác cơ năng hay còn được gọi là lác đồng hành: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, biểu hiện là mắt lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành.
Một số hình thái lâm sàng của lác cơ năng như: Lác ngoài, lác trong, lác đứng phân li, lác đứng.
- Lác liệt hay còn gọi là lác bất đồng hành: Tình trạng này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, biểu hiện là cơ vận nhãn bị liệt gây hạn chế vận động của nhãn cầu
Chẩn đoán lác mắt
Phần lớn các bác sĩ có thể chấn đoán lác mắt thông qua việc thăm khám lâm sàng bằng kình y học để tìm ra điểm khác nhau giữa hai mắt. Bên cạnh đó, võng mạc mắt và thần kinh cũng sẽ được kiểm tra để loại trừ được nguyên nhân giảm thị lực, khó nhìn do vấn đề ở hai bộ phận này.
Cần khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện lác mắt sớm và có hướng điều trị kịp thời để hiệu quả thành công hơn.
Tình trạng lác mắt ở trẻ em có thể xảy ra đột ngột. Do đó, cha mẹ cần được trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời để hiệu quả thành công hơn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lác mắt nếu được phát hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi và được điều trị tích cực thì tỉ lệ thành công lên tới 92%. Còn ở người lớn, lác mắt thường do bệnh lý tiền triển, nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Triệu chứng của bệnh lác mắt
Triệu chứng chủ quan:
Một số triệu chứng thể hiện rõ nhất khi bị lác mắt là mắt bị mỏi thường xuyên, đi lại thường bị vấp ngã, khả năng tập trung kém và làm việc không chính xác như người bình thường. Mắt bị lé thường xuyên sẽ bị mờ hơn mắt không bị lé.
Triệu chứng thực thể:
Người bị lác mắt rất dễ nhận biết, đặc biệt là khi tự soi gương hoặc do những người xung quanh phát hiện thấy mắt bị lệch.
Đối với những bệnh nhân bị lác mắt ẩn thì chỉ đi khám chuyên khoa mới phát hiện được.
Các phương pháp điều trị lác mắt
Có rất nhiều phương pháp điều trị lác mắt, cụ thể như sau:
- Phương pháp chỉnh quang: Là quá trình điều chỉnh tật khúc xạ bằng việc cho bệnh nhân đeo kính đúng số.
- Phương pháp chỉnh lệch trục nhãn cầu: Đây là phương pháp điều trị nội khoa, tốn rất nhiều công sức và thời gian. Phần lớn các trường hợp lác mắt sẽ cần đến sự can thiệp đến phẫu thuật điều chỉnh trục nhãn cầu.
- Luyện tập hàng ngày: Tập trên máy chỉnh quang để hợp thị hai mắt. Ngoài ra, có tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều mắt bị lé để tập cho mắt bị lác có thể nhìn chính xác vào các vật.
Lời khuyên từ chuyên gia cho người bị lác mắt
Bệnh lác cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để có được kết quả trị liệu tốt nhất. Do vậy, nếu người bệnh có các biểu hiện như mắt hiếng, mắt nhìn lệch, nghiêng hoaặc quay đầu khi nhìn thì cần đến ngay cá cơ sở ý tế chuyên khoa mắt uy tín để khám và điều trị ngay.
Bệnh viện Mắt Quốc tế DND có đầy đủ hệ thống, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
[:en]Lác mắt
Lác là tình trạng lệch trục nhãn cầu và rối loạn vận nhãn 2 mắt. Lác trẻ em có thể gây ra nhược thị, tư thế lệch đầu vẹo cổ. Ở người lớn lác gây ra song thị và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phẫu thuật lác ở trẻ em được thực hiện sớm để tránh nhược thị và mất thị giác 2 mắt. Phẫu thuật ở người lớn chủ yếu nhằm mục đích thẩm mỹ.
Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ có hiện tượng đỏ mắt kéo dài 1 -2 tuần. Bệnh nhân được kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau sau mổ, khám lại sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.[:]