Tìm hiểu về phẫu thuật ghép giác mạc 

Phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, làm giảm tỷ lệ mù lòa do bệnh lý giác mạc gây ra. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng của bệnh nhân và chỉ định phương pháp ghép giác mạc phù hợp nhất.  

Giác mạc là gì? 

Giác mạc là bộ phận nằm phía trước nhãn cầu, ánh sáng từ bên ngoài sẽ đi qua bộ phận này, sau đó các tế bào thị giác nằm ở võng mạc sẽ nhận biết được hình ảnh. Hình ảnh sẽ được truyền lên não, từ đó cho phép người nhận thức được vật thể xung quanh.

Các bệnh lý về giác mạc hậu quả sẽ là giác mạc mất đi độ trong suốt, từ ấy mà ánh sáng không thể xuyên qua, tựa như tấm kính bị mờ đục và khả năng nhìn thấy của người bệnh cũng sẽ bị giảm đi.

phẫu thuật ghép giác mạc 1

Giác mạc là bộ phận cho phép ánh sáng từ bên ngoài đi vào để các tế bào thị giác nằm ở võng mạc nhận biết được hình ảnh

Tại sao phải ghép giác mạc? 

Biện pháp điều trị bằng phẫu thuật ghép giác mạc có nghĩa là thay thế một phần hoặc toàn bộ chiều dày của giác mạc bị mờ đục bằng giác mạc lành. Từ đó, giác mạc sẽ có lại độ trong suốt và phục hồi thị lực. Phẫu thuật này chỉ được chỉ định cho người mắc đục giác mạc nhưng mắt vẫn còn nhận biết được ánh sáng.

Mức độ thành công của ca phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như bệnh lý giác mạc bệnh nhân mắc là loại nào, yếu tố tiên lượng trước phẫu thuật, phương pháp ghép giác mạc phù hợp và quan trọng nhất là cách chăm sóc, theo dõi mảnh ghép sau phẫu thuật cho bệnh nhân.  

phẫu thuật ghép giác mạc 2

Phẫu thuật ghép giác mạc chỉ được tiến hành khi bệnh nhân vẫn còn nhận biết được ánh sáng

DND-tu-van-mien-phi

Các phương pháp phẫu thuật ghép giác mạc hiện nay

Cấy ghép giác mạc toàn phần

Sau quá trình thăm khám, nếu mắt bệnh nhân bị hư hỏng cả 2 lớp mặt trước và bên trong giác mạc thì cần thay thế toàn bộ giác mạc. Phương pháp có tên là cấy ghép giác mạc toàn phần. Giác mạc bị tổn thương của bệnh nhân sẽ được gỡ bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành ghép giác mạc lành của người hiến tặng để thay thế vào đúng vị trí của giác mạc.

Vì giác mạc bị ghép toàn phần nên sẽ cần thời gian hồi phục dài hơn so với các phương pháp ghép giác mạc khác. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần khoảng 1 năm để phục hồi hoàn toàn. Phương pháp này có rủi ro tiềm ẩn là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công giác mạc cấy ghép, vì vậy, bệnh nhân cần tìm được giác mạc phù hợp với cơ thể mình.

ghép giác mạc 3

Ghép giác mạc toàn phần

Ghép giác mạc lớp

Khi giác mạc chỉ bị bệnh ở lớp trước – lớp nhu mô hoặc lớp sau – lớp tế bào nội mô thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép giác mạc lớp. Đây là phương pháp thay thế một phần của chiều dày giác mạc nên việc phục hồi thị lực sẽ nhanh hơn, thời gian theo dõi sẽ được thu lại đáng kể và tỷ lệ thải loại mảnh ghép cũng sẽ thấp hơn so với phương pháp ghép giác mạc toàn phần.

ghép giác mạc 4

Ghép giác mạc lớp

Một số rủi ro có thể gặp phải sau quá trình phẫu thuật

  • Cơ thể đào thải giác mạc cấy ghép: Hệ thống miễn của bệnh nhân sẽ tấn công giác mạc được cấy ghép. Tỷ lệ cơ thể đào thải giác mạc cấy ghép là 30% sau phẫu thuật. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đào thải giác điển hình như là bị đau mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn mờ giống như sương mù;
  • Một số vấn đề khác: Chảy máu, nhiễm trùng, võng mạc tách ra (mô lót phía sau mắt bị kéo ra khỏi mắt), tăng nhãn áp;
  • Biến chứng gây suy giảm thị lực: Ca cấy ghép giác mạc được thực hiện thành công nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề về mắt như loạn thị, thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường,…  
ghép giác mạc 5

Bệnh nhân có thể bị loạn thị sau phẫu thuật ghép giác mạc

Chăm sóc mắt sau phẫu thuật ghép giác mạc 

  • Bệnh nhân sau thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc, trong khoảng 3 đến 6 tháng đầu cần tăng cường nhỏ nước mắt nhân tạo, tăng cường cho mắt được nghỉ ngơi, tránh gió bụi để lớp biểu mô của mảnh ghép giác mạc được nhanh chóng hàn gắn, hòa nhập với biểu mô xung quanh.
  • Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý phòng tránh chấn thương vùng đầu mặt cổ, vì lúc này va chạm có thể làm đứt chỉ vết thương giác mạc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên tập thở trong thời gian chờ vết thương ở mắt lành vì rất dễ làm ảnh hưởng tới sự sống còn của mảnh ghép giác mạc.
  • Bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ điều trị và khám lại định kỳ để phòng ngừa nguy cơ thải loại mảnh ghép.
  • Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt người bệnh cần đến khám ngay để được điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp độ trong của mảnh ghép được phục hồi ngược lại thì mảnh ghép sẽ bị mờ đục và có thể phải ghép lại lần 2.

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)