(Tiếng Việt) Viêm thị thần kinh là gì? Có nguy hiểm không?

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Viêm thị thần kinh thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là nữ giới, có thể gây mất thị lực bán cấp kèm đau khi chuyển động nhãn cầu. Vậy viêm thị thần kinh là gì? nguyên nhân và điều trị viêm thị thần kinh thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm thị thần kinh là gì?

Viêm thị thần kinh còn được gọi là viêm dây thần kinh thị giác. Là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn mãn tính hoặc cấp tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác. Bệnh này thường gặp ở người trẻ dưới 45 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác

Là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác

Bệnh viêm thị thần kinh được chia thành các hình thái như sau:

  • Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: gai thị, võng mạc hầu như chưa có sự thay đổi.
  • Viêm gai thị: gai thị phù nề, có thể có xuất huyết nông quanh gai thị. Chụp mạch huỳnh quang cho biết có giãn mao mạch, các vi phình mạch, tăng huỳnh quang vào thì muộn và tồn tại cố định ở gai thị.

Bệnh có thể khởi phát sau khi nhiễm khuẩn, virut, do viêm, nấm, u, hoặc chấn thương, tự miễn…

Nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm thị thần kinh nhất là do bệnh đa xơ cứng – bệnh lý tự miễn, được hiểu cụ thể là hệ miễn dịch xác định nhầm và tự tấn công myelin này gây viêm. Dây thần kinh thị giác cấu tạo là dạng một bó sợi thần kinh, được bảo vệ trong vật liệu cách nhiệt gọi là myelin. Tín hiệu thần kinh thị giác được truyền tới não theo dạng xung điện, xung điện này đi dọc theo dây thần kinh và đi lên não.

  • Theo các nghiên cứu mới nhất thì tỷ lệ người bị đa xơ cứng phát triển bệnh viêm thị thần kinh trong 15 năm lên tới 50%.
  • Mọi viêm nhiễm trong nhãn cầu đều có thể gây ra viêm gai thị (có thể xuất phát từ các bệnh lý ở mắt như: viêm võng mạc do virus cự bào trong bệnh AIDS, viêm hắc mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn).

Ngoài ra, những nguyên nhân khác gây ra viêm thị thần kinh như:

  • Nhiễm trùng ở các cơ quan khác có thể lan tới viêm thị thần kinh như: Nhiễm trùng do vi khuẩn trong bệnh sốt đầu mèo, giang mai, Lyme,… Hoặc nhiễm trùng do virus trong HIV, viêm gan B, herpes…

Nhiễm trùng ở các cơ quan khác có thể lan tới viêm thị thần kinh như: Nhiễm trùng do vi khuẩn trong bệnh sốt đầu mèo, giang mai, Lyme

Nhiễm trùng ở các cơ quan khác có thể lan tới viêm thị thần kinh như: Nhiễm trùng do vi khuẩn trong bệnh sốt đầu mèo, giang mai, Lyme

  • Mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn thần kinh thị giác. Do đó những người bị tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh gây tổn thương dây thần kinh.
  • Bệnh viêm động mạch nội sọ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến mắt và não, thường những người trong độ tuổi từ 70 -80 dễ mắc bệnh
  • Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp và mạn tính cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh như: Các loại virus đậu mùa, thấp khớp, bạch hầu, sốt phát ban cúm, quai bị…
  • Một số nguyên nhân khác như : Ngộ độc rượu, thiếu vitamin nhóm B, ngộ độc thuốc, chấn thương, thiếu máu thị thần kinh.

Biểu hiện của viêm tủy thị thần kinh.

  • Đa phần những người viêm thị thần kinh thường cảm thấy đau tăng khi vận động nhãn cầu; có thể đau trong vòng một tuần và sau đó hết đau trong vài ngày. Người bệnh thấy thị lực giảm sút nhanh hoặc rất nhanh, cũng có thể từ vài ba ngày tới vài tuần có trường hợp mù hẳn.
  • Có thể gặp thị lực giảm khi vận động nhiều trong môi trường nhiệt độ cao sau đó sẽ trở về bình thường Người bị viêm thị thần kinh bị rối loạn trong việc nhận biết màu sắc, có trường hợp không còn phân biệt được màu sắc. Vùng nhìn biến đổi sau khi giảm thị lực, thị trường không ổn định, thay đổi tuỳ theo thời điểm.
  • Ngoài ra người bệnh phản xạ ánh sáng giảm. Đồng tử không đều giữa 2 mắt. Thường mắt bị bệnh có đồng tử co kém và chậm hơn khi có kích thích ánh sáng, RAPD(+). Điện chẩm kích thích là xét nghiệm có giá trị cao trong việc chẩn đoán bệnh viêm thị thần kinh. Nó cho biết thời gian dẫn truyền xung thần kinh từ mắt lên tới não cùng điện thế.

DND-lien-he

  • Để chẩn đoán được viêm thị thần kinh cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

Để chẩn đoán được viêm thị thần kinh cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng

Để chẩn đoán được viêm thị thần kinh cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng

  • Hình ảnh cộng hưởng từ có độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc đánh giá viêm thị thần kinh và phát hiện được tổn thương chất trắng của hệ thống thần kinh trung ương. Hình ảnh cộng hưởng từ cũng giúp loại trừ những tổn thương khác.
  • Điện thể gợi thị giác được xem xét ở những bệnh nhân nghi ngờ viêm thị thần kinh. Xét nghiệm này có thể bất thường ngay cả khi hình ảnh cộng hưởng từ bình thường.Bên cạnh đó, để loại trừ bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm những xét nghiệm máu như: xét nghiệm chức năng tuyến giáp, máu lắng, nghiên cứu đột biến acid nhân Enzyme ACE, kháng thể kháng nhân, phản ứng huyết tương nhanh.

Điều trị viêm thị thần kinh theo nguyên nhân

  • Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh nên bệnh nhân cần được khám toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa khác nhau như:  thần kinh, truyền nhiễm, tai-mũi-họng, dị ứng… Khi nghi ngờ viêm thị thần kinh, người bênh cần dừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh.
  • Ở mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm trùng… Cơ bản, việc điều trị viêm thị thần kinh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân thì mới khỏi được bệnh hoàn toàn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhập viện, điều trị bằng corticoid.
  • Với kháng sinh, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ cho người bệnh loại kháng sinh phù hợp. Ở một số trường hợp đặc biệt người bệnh có thể phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc giãn mạch dùng theo đường uống và tiêm cạnh nhãn cầu cùng các vitamin nhóm B như B1, B12, B6, có thể được sử dụng. Viêm thị thần kinh là bệnh mắt nặng, có khả năng tái phát, biến chứng và di chứng nặng nề. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực rất có ý nghĩa trong phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát và biến chứng.

Viêm thị thần kinh là một trong số những căn bệnh về mắt vô cùng nguy hiểm chính vì vậy qua bài viết này bệnh viện Mắt Quốc tế DND hy vọng đã mang đến cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh này đến quý vị.

DND-dat-lich-kham

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/optic-neuritis/symptoms-causes/syc-20354953

5/5 - (1 vote)