(Tiếng Việt) Những bài tập nhược thị áp dụng tại nhà dành cho trẻ

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Nhược thị là bệnh cực kỳ phổ biến đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu được phát hiện và điều trị trước 7 tuổi thì bệnh có thể tiến triển tốt và cải thiện đáng kể. Tham khảo những bài tập nhược thị cho trẻ em dưới đây của bệnh viện mắt DND để giúp mắt trẻ sáng hơn nhé!

nhược thị, bài tập

1. Nhược thị là gì?

Nhược thị được định nghĩa là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không do bất kỳ bệnh nào về mắt gây ra. Tỉ lệ nhược thị chiếm khoảng 2-2,5% dân số. Nếu bị nhược thị 2 mắt nguy cơ mù lòa cao hơn bình thường là 3,3%.

Trên lâm sàng dựa vào tình trạng thị lực có thể chia nhược thị làm 3 mức độ:

  • Nhược thị nặng: thị lực tối đa nhỏ hơn 3/10
  • Nhược thị trung bình: thị lực tối đa từ 3/10 – 5/10
  • Nhược thị nhẹ: thị lực tối đa từ trên 5/10 – dưới 10/10
Nhược thị là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng

Nhược thị là sự suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng

2. Bệnh nhược thị ở trẻ em

Trẻ em mới sinh ra mắt đều nhìn thấy được, trong quá trình phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu từ mắt chuyển đến. Ở giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào tác động làm cản trở việc phát triển thị giác, hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt, dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn sẽ khiến trẻ có thể bị nhược thị.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác của trẻ đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này sẽ  kém hiệu quả.

 

3. Những bài tập nhược thị áp dụng tại nhà dành cho trẻ em

  • Đeo miếng che một bên mắt: Dùng lòng bàn tay hoặc miếng che mắt để che một bên mắt nhìn rõ hơn và cố gắng tập trung nhìn mọi thứ xung quanh và diễn tả chúng. Có thể thực hiện trong vài giờ mỗi ngày hoặc nếu không cảm thấy khó chịu hay bất tiện quá thì có thể che cả ngày, sau vài tháng sẽ cải thiện đáng kể
  • Đẩy bút chì: Cầm bút chì ngang cánh tay, nằm giữa hai mắt, hìn vào cây bút chì và cố gắng giữ một hình ảnh duy nhất của nó trong khi từ từ di chuyển nó về phía mũi. Di chuyển bút chì về phía mũi cho đến khi bút chì không còn là một hình ảnh duy nhất. Đặt bút chì ở điểm gần nhất mà nó vẫn là một hình ảnh duy nhất. Lặp lại 20 lần.
  • Chuyển động của mắt: Nhắm mắt lại, từ từ di chuyển mắt lên trên, sau đó hướng xuống dưới. Lặp lại ba lần. Tiếp tục từ từ di chuyển mắt sang trái, sau đó sang phải. Lặp lại ba lần.
  • Tô màu hình vẽ sẵn: Đây là một bài tập khá hiệu quả, đặc biệt là với những bé thích vẽ tranh, tô màu. Mục tiêu ở bài tập này là để trẻ tô màu trong các hình đã được vẽ sẵn.  Cách thực hiện như sau: Bố mẹ chuẩn bị cho con bút chì màu hoặc bút sáp màu sắc nét, không có điểm xỉn màu. Sau đó chọn một cuốn sách tô màu có những hình ảnh đơn giản với đường nét rõ ràng. Tiến hành đặt miếng che mắt lên mắt khỏe hơn của bé rồi hướng dẫn bé tô màu cẩn thận và các hình vẽ ở trên giấy và yêu cầu không được tô le, ra bên ngoài. Hãy quan sát con đảm bảo bé không tháo băng che mắt trong quá trình thực hiện phương pháp này. 

Trung tâm Khúc xạ DND với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên môn cao, là địa chỉ tin cậy cho phụ huynh đưa con em mình đến khám và điều trị các tật khúc xạ trong đó có nhược thị.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)