(Tiếng Việt) Mắt bị mờ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều trị

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Mắt bị mờ là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân có thể đến từ bệnh lý, tổn thương vùng mắt hoặc các cơ quan xung quanh hay dây thần kinh. Tình trạng nhìn mờ cần được điều trị càng sớm càng tốt, nhằm không làm ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của đôi mắt.

10 nguyên nhân khiến cho mắt bạn bị mờ

Nguyên nhân dẫn đến mắt bị mờ có thể là do quá trình lão hóa hoặc mắt mắc một bệnh lý nào đó. Tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến mắt bị mờ là vô cùng quan trọng, bởi xác định đúng nguyên nhân sẽ là cơ sở để bác sĩ nhãn khoa lên phác đồ điều trị hiệu quả và triệt để nhất, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến thị lực.

Nguyên nhân do mắc các bệnh lý ở mắt:

Mắc tật khúc xạ:

Học sinh, sinh viên là nhóm lứa tuổi dễ mắc các tật về khúc xạ. Đối với người lớn tuổi tật khúc xạ sẽ là viễn thị, lão thị. Khi mắt mắc một trong số các tật về khúc xạ sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, mắt bị mờ đi khi phải nhìn gần hoặc nhìn xa.

 

Mắt bị mờ do mắc tật khúc xạ

Mắt bị mờ do mắc tật khúc xạ

Đục thủy tinh thể:

Khi bước vào độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ, lúc này mắt có thể nhìn mờ dần đi do bị đục thủy tinh thể. Cấu trúc protein có trong thủy tinh thể dần dần bị oxy hóa và mắt xuất hiện những đám mờ đục. Theo thời gian, tốc độ lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn kéo theo mắt sẽ ngày càng nhìn mờ nhòe kèm hiện tượng nhìn đôi, có chấm đen hoặc chói sáng…

Mắt bị mờ do thủy tinh thể bị đục

Mắt bị mờ do thủy tinh thể bị đục

Đục dịch kính:

Triệu chứng mắt bị mờ cũng có thể đến do người bệnh mắc chứng đục dịch kính. Lúc này mắt sẽ bị mờ dần và kèm theo hiện tượng chấm đen li ti trước mắt. Đục dịch kính là hiện tượng gel dịch kính trong mắt bị hóa lỏng, tạo thành các hạt trôi nổi và hiện tượng bóng lên võng mạc hay còn được biết đến với tên gọi là hiện tượng ruồi bay.

Nằm ngủ sai tư thế:

Nằm sấp khi ngủ, áp mặt lên gối đều khiến đôi mắt trở nên khô hơn và mắt bị mờ khi thức dậy. Việc cánh tay đè lên mắt hoặc mí mắt chà lên gối đều tạo áp lực chèn ép lên mô và hạn chế lưu thông máu trong nhãn cầu, dẫn tới tình trạng mờ mắt, không tốt cho sức khỏe đôi mắt.

Tác dụng phụ của thuốc:

Nếu bệnh nhân bị dị ứng và dùng thuốc chứa nhóm kháng histamin thì rất có thể gặp tác dụng phụ là mắt bị mờ. Hoặc nhóm corticoid dùng điều trị bệnh khớp, hen suyễn đều có thể gây nên tình trạng tăng nhãn áp hoặc làm đục thủy tinh thể…

Những nguyên nhân khác:

Đái tháo đường:

Những bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu cao nên dễ làm hỏng các mạch máu nhỏ ở võng mạc, làm ảnh hưởng đến phần cảm nhận ánh sáng của mắt. Bệnh võng mạc đái tháo đường thường diễn biến chậm, ban đầu chỉ là hiện tượng mắt bị mờ nhưng ở giai đoạn nặng bệnh có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Đột quỵ:

Mắt bị mờ đột ngột là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cho một cơn đột quỵ. Các dấu hiệu có thể gặp phải là nhìn mờ, nhìn đôi hoặc đột nhiên mất thị giác.

 

Mắt bị mờ là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho một cơn đột quỵ sắp diễn ra

Mắt bị mờ là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho một cơn đột quỵ sắp diễn ra

U não:

Khi mắc u não, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc dẫn máu về não, dẫn tới mạch máu bị phù nề tắc nghẽn, gây tổn thương tế bào thị giác trên võng mạc, làm giảm thị lực khiến mắt bị mờ. Ở diễn biến nặng hơn, võng mạc thị đáy có dạng điểm, dạng tia, vầng hoặc thậm chí dẫn tới xuất huyết dạng ngọn lửa. Lúc này mắt bệnh nhân chỉ nhìn được lờ mờ hoặc bị lòa.

Tăng huyết áp:

Tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng ở tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, tổn thương ở não, thận, mạch máu và cả biến chứng ở mắt. Mắt bị mờ do tăng huyết áp thường dễ bị bỏ qua, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị thời biến chứng này có thể gây ra suy giảm thị lực nặng và không thể phục hồi.

Nhiễm khuẩn, viêm xoang:

Mắt bị mờ do viêm thần kinh thị giác có thể đến từ nguyên nhân vùng xoang sàng bị nhiễm trùng. Xoang sàng nhiễm trùng có thể do bệnh lý viêm răng hàm mặt, virus sởi, thủy đậu. Viêm thần kinh thị giác có thể làm mắt bị mờ một bên hoặc cả hai bên. Trước khi xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như giảm thị lực, ám điểm trước mắt, đau khi liếc nhìn hoặc đồng tử giãn.

DND-lien-he

Mắt bị mờ có nguy hiểm không?

Mắt bị mờ có thể đến từ nguyên nhân tuổi tác – cơ thể diễn ra quá trình lão hóa hoặc do thói quen sinh hoạt hay mắc một loại bệnh lý nào đó.

Nếu mắt bị mờ do quá trình lão hóa, bệnh nhân có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng hiện tượng nhìn mờ xảy ra khi bệnh nhân vẫn còn trẻ, đã dùng kính hay thuốc nhỏ mắt nhưng tầm nhìn vẫn không được cải thiện thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý khác nhau, cần được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh mắt mất thị lực vĩnh viễn.

Chính vì vậy nếu mắt mờ đi kèm với một số dấu hiệu nguy hiểm như sau thì cần đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt gần nhất đẻ được khám và điều trị:

  • Thay đổi tầm nhìn đột ngột
  • Chảy máu ở mắt
  • Giảm thị lực nhanh và xảy ra ở 1 bên mắt không có dấu hiệu phục hồi

Tình trạng mắt bị mờ có thể do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc đây là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào khác

Tình trạng mắt bị mờ có thể do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc đây là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào khác

Điều trị mắt bị mờ theo nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bị mờ, vì vậy, trước khi đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất người bệnh cần được thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị theo nguyên nhân gây bệnh là:

  • Sử dụng kính và thuốc nhỏ mắt phù hợp nếu mắt bị mờ do mắc tật khúc xạ;
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt nếu mắt bị mờ do ngủ sai tư thế;
  • Tiến hành phẫu thuật để xử lý dứt điểm tình trạng đục thủy tinh thể hoặc đục dịch kính;
  • Xử lý thông mạch máu tắc để hạn chế tối đa tổn thương các tế bào não nếu bệnh nhân được xác định bị đột quỵ.

Để có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng mắt bị mờ, người bệnh cần được thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

Để có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng mắt bị mờ, người bệnh cần được thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng mắt bị mờ

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng mắt bị mờ là:

  • Cho mắt nghỉ ngơi: Mắt chỉ được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn khi nhắm mắt. Thời gian nghỉ này sẽ giúp mắt phục hồi tầm nhìn. Thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ không tốt đều gây ảnh hưởng xấu đến thị lực. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đôi mắt được nghỉ ngơi tối đa.
  • Làm việc, học tập trong điều kiện môi trường đủ sáng: Việc đảm bảo đủ ánh sáng, không bị chói mắt sẽ giúp mắt giảm thiểu việc phải điều tiết.
  • Massage cho mắt: Massage những huyệt đạo xung quanh mắt sẽ rất tốt cho việc cải thiện khí huyết và tuần hoàn máu quanh vùng cơ mắt. Bạn thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng như xoa hai bàn tay vào nhau tạo độ ấm rồi áp từ từ lên mắt, giữ nguyên trong khoảng 10-15 giây
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt: Cà rốt, dưa leo, đu đủ,… là những thực phẩm có lượng vitamin A dồi dào, tốt cho mắt và có tác dụng ngăn ngừa bệnh mờ mắt. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách uống các loại nước trái cây, ăn rau xanh.

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có về đề về mắt cần thăm khám và điều trị. Bệnh viện sở hữu những ưu điểm như:

  • Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn cả trong và ngoài nước;
  • Hệ thống trang thiết bị, công nghệ nhãn khoa đồng bộ và liên tục được cập nhất theo phiên bản hiện đại nhất trên thế giới;
  • Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Nếu đang gặp tình trạng mắt bị nhòe mờ cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Bệnh viện Mắt Quốc tế DND qua Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)