(Tiếng Việt) Lão thị và những phương pháp điều trị

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

1. Lão thị là gì?

Lão thị tên khoa học là Presbyopia là một tật khúc xạ gây suy giảm khả năng nhìn gần của cả hai mắt.

Khác với cận thị, viễn thị và loạn thị, lão thị chỉ ảnh hưởng tới thị lực nhìn gần.

lão thị

2. Dịch tễ

Thông thường, lão thị xảy ra ở người trên 40 tuổi và tăng dần theo tuổi.

Người viên thị sẽ có dấu hiệu lão thị sớm hơn so với người cận thị.

Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến lão thị?

Là sự lão hóa sinh lý theo tuổi.

Ở người trẻ không mắc tật khúc xạ, ánh sáng từ xa (≥6m) đi vào mắt sẽ được hội tụ tại võng mạc tạo hình ảnh rõ nét trên não bộ. Khi nhìn ở khoảng cách gần hơn, ánh sáng sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc tạo ảnh mờ trên não; lúc này, mắt phải điều tiết, cơ thể mi co, thể thủy tinh phồng lên kéo điểm hội tụ từ phía sau đến nằm trên võng mạc.

Khi tuổi càng cao, thể thủy tinh trở nên dày, xơ cứng và giảm tính đàn hồi dẫn đến giảm khả năng điều tiết của mắt khiến việc nhìn gần trở nên khó khăn.

4. Người lão thị sẽ có triệu chứng như thế nào?

Người lão thị gặp khó khăn trong việc nhìn gần như xâu kim, đọc sách bảo, xem điện thoại, đọc các loại chữ nhỏ, đặc biệt trong môi trường không đủ điều kiện ánh sáng.

Ban đầu, khi công suất lão thị chưa cao, người lão thị có thể cố gắng đọc bằng cách nheo măt và đưa sách ra xa. Tuy nhiên việc làm đó sẽ làm mắt nhanh mỏi, có thể gây kích thích, chảy nước mắt.

Theo thời gian, độ lão thị tăng lên. Khi đó, để nhìn gần thoải mái bắt buộc người lão thị phải có sự hỗ trợ của kính lão.

Lão thị

5. Phương pháp điều trị

Hiên nay có rất nhiều phương pháp để điều trị lão thị. Có thể lựa chọn đeo kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật

5.1 Đeo kính gọng

Là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

Nếu không kèm theo các tật khúc xạ khác, người lão thị chỉ cần đeo kính đơn tròng khi có nhu cầu nhìn gần.

Ngược lại, nếu kèm theo cận thị hay viễn thị, người đó phải đeo 2 loại kính (1 kính để nhìn xa, 1 kính để nhìn gần) hoặc lựa chọn kính đa tròng để có thể nhìn được cả khoảng cách xa và gần.

5.2 Đeo kính áp tròng

Sự ra đời của kính áp tròng giúp người lão thị có thêm lựa chọn điều trị mới. Không còn phải mang chiếc kính gọng cồng kềnh gây hạn chế trường nhìn, gây bất lợi về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam kính áp tròng chưa được sử dụng rộng rãi do phương pháp này đòi hỏi cần có sự kiên trì và tỉ mỉ. Kính sẽ phải tháo lắp và vệ sinh hằng ngày.

Kính áp tròng đa tiêu với 2 loại: kính cứng thấm khí và kính mềm.

Một loại khác của kính áp tròng điều chỉnh lão thị là tình trạng đơn thị (monovision): một mắt đeo độ nhìn xa, mắt còn lại đeo độ nhìn gần.

5.3 Phẫu thuật

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị lão thị.

Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị tạm thời, không triệt để do độ lão thị tăng theo tuổi.

  • NearVision CK: Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến tần số thấp để thay đổi hình dạng giác mạc của mắt giúp cải thiện tầm nhìn gần.
  • Monovision LASIK: Là phương pháp phẫu thuật lão thị phổ biến nhất hiện nay. Phẫu thuật LASIK tạo kết quả tương tự như kính áp tròng đơn thị (monovision: một mắt nhìn xa, một mắt nhìn gần).
  • PresbyLASIK: Phẫu thuật LASIK đa tuyến (multifocal LASIK) tương tự như kính áp tròng đa tiêu.
  • Kính nội nhãn: RLE (Refractive lens exchange). Phẫu thuật thay thủy tinh thể. Bác sĩ phẫu thuật có thể chọn một kính nội nhãn đơn tiêu hoặc đa tiêu phù hợp với từng trường hợp để mang lại tầm nhìn thoải mái nhất.