(Tiếng Việt) Đừng để con mình mất thị lực vì bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Trẻ sinh non luôn phải đối mặt với nhiều bệnh do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, trong đó có bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity – viết tắt là ROP). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến trẻ bị mù vĩnh viễn. Retinopathy of prematurity là bệnh về mắt xuất hiện do sự phát triển bất thường của các mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non.

Bệnh xuất hiện bất ngờ

Bị nhau bám thấp, chị H. P (Vĩnh Long) phi sinh con khi thai nhi chưa đầy 7 tháng tuổi. Niềm vui chưa lâu, chị được các bác sĩ của Bệnh viện Mắt TP. HCM cho biết, con trai chị bị mù vĩnh viễn vì bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non của bé được phát hiện quá muộn. Câu chuyện của chị H. P không phải là trường hợp hiếm. Con trai chị N. H (Đồng Nai) cũng bị sinh thiếu tháng với chỉ 1,5kg và cũng bị bệnh võng mạc. Tuy nhiên, may mắn hơn, do được phát hiện sớm sau 2 tuần sinh nên khả năng nhìn thấy của bé đạt đến 75%.

Rất nhiều trẻ sinh non mc bnh võng mc do các mạch máu ở mắt chưa được phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, trẻ bị suy hô hấp nên cần được chăm sóc trong môi trường có nồng độ ô-xy cao, dẫn đến dễ mắc bệnh võng mạc.

Võng mạc là màng bên trong của đáy mt có nhim vụ tiếp nhận ánh sáng từ thy tinh thể hi tụ li. Ánh sáng bên ngoài sẽ đi vào trong mt, xuyên qua giác mc và thy tinh thể để hội tụ trên võng mạc.

Đây là mt trong hai bộ phận cơ bn và  vai trò quan trọng đảm bo chc năng nhìn cho mắt. Vào tuần thứ 16 của thai kỳ, võng mạc của bé bắt đầu hình thành các mạch máu để cung cấp dưỡng chất và ô-xy cho mắt. Trong hành trình 9 tháng 10 ngày bé trong bụng mẹ, các mạch máu này dần dần phát triển để hoàn chỉnh.

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non là một rối loạn của quá trình phát triển mạch máu võng mạc gây ra bởi sự gián đoạn quá trình hình thành nên những mạch máu võng mạc mới. Theo sau bởi sự co mạch và phá hủy những đường mao mạch đang tiến triển dẫn đến việc tăng sinh mạch máu lan rộng vào trong thủy tinh thể, phù võng mạc, xuất huyết võng mạc, xơ hóa và co kéo, cuối cùng dẫn đến bong võng mạc. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này có thể hồi phục được trước khi hình thành xơ hóa.

Những giai đoạn tiến triển có thể dẫn đến mù lòa. Những yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non gồm tuổi thai nhỏ và cân nặng lúc sinh thấp, nhiễm trùng huyết, xuất huyết não, truyền máu, thở máy. Kết quả từ nghiên cứu CRYO-ROP đã cho thấy 90% trẻ cân nặng lúc sinh <750g và 47% trẻ từ 1.000-1.250g mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, 80% trẻ có tuổi thai < 28 tuần mắc bệnh này.

Khám mắt để phát hiện sớm bệnh võng mạc

Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc không có biểu hiện đặc biệt, trẻ không cảm thấy đau, mắt không đỏ, vẫn bú bình thường. Cha mẹ cũng không thể phát hiện bệnh ở bé bằng mắt thường. Đến khi bệnh tiến triển nặng, trẻ mới có những biểu hiện rõ rệt. Bệnh có thể được chia thành 5 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Có một ranh giới mỏng ngăn cách giữa khu vực đã hình thành các mạch máu và khu vực mà các mạch máu chưa phát triển. Ở giai đoạn này, những mạch máu vẫn có thể tự phát triển bình thường nhưng tiến triển của bệnh cần được tiếp tục theo dõi.

– Giai đoạn 2: Ranh giới giữa hai khu vực (có và không có mạch máu) rộng ra và dày lên thành một cái gờ. Ở giai đoạn này, bệnh có thể tự lành nhưng cũng có thể sẽ tiến triển sang giai đoạn 3.

 Giai đoạn 3: Những tân mạch bắt đầu phát triển dọc theo cái gờ và lan vào khối chất lỏng vốn trong suốt ở phần sau của mắt gọi là pha lê thể. Những mạch máu này có thể chảy máu (xuất huyết) và hình thành các sẹo.

– Giai đoạn 4: Các mạch máu bất thường và mô sẹo sẽ làm co kéo võng mạc, dẫn đến bong võng mạc khu trú. Ở giai đoạn này, vùng hoàng điểm, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm chưa bị ảnh hưởng. Võng mạc vẫn chỉ tổn thương ở mức độ bong khu trú nhưng hoàng điểm đã bị ảnh hưởng làm suy giảm cả thị lực trung tâm lẫn chu biên ở mức độ nào đó.

 Giai đoạn 5: Bong võng mạc hoàn toàn, làm giảm thị lực trầm trọng.

Chính vì bệnh không có những biểu hiện bất thường nên trẻ sinh non cần được đặc biệt chú ý. Bệnh không xuất hiện ngay sau khi sinh mà cần một khoảng thời gian để phát triển.

Khoảng 3-4 tuần sau khi sinh, trẻ cần được tầm soát mắt. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ dùng thuốc giãn đồng tử cho bé để khám phía trong mắt với đèn soi đáy mắt gián tiếp. Ở loại nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Khi phát hiện bệnh ở thể nặng, phải điều trị kịp thời vì nếu không, sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực nặng nề, trẻ có thể bị mù. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ cho lịch khám định kỳ, ít nhất 2 tuần/lần.

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp laser quang đông, khả năng nhìn thấy của bé đến 75-80%. Một số trường hợp dù trẻ có thể nhìn thấy nhưng vẫn gặp một số biến chứng như lé, cận thị, tăng nhãn áp… nên trẻ cần được theo dõi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được tư vấn can thiệp kịp thời.Bệnh võng mạc là một nguyên nhân gây mù lòa ở trẻ sinh non.

Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng mù càng giảm. Các trường hợp con sinh ra trước 33-34 tuần tuổi thai hoặc trẻ nhẹ cân (cân nặng lúc sinh <2kg) hoặc trẻ sinh non phải nằm hồi sức giúp thở, các mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám tầm soát mắt.

Theo Tạp chí Sức Khỏe
—————————-

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)