(Tiếng Việt) Cách duy nhất thoát khỏi nỗi ám ảnh về cặp kính cận

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Đắp thuốc, xoa bóp, bấm huyệt, tập yoga… không thể chữa được khỏi cận thị. Cách chữa cận thị hiệu quả nhất chính là phẫu thuật.

Khi bị cận thị thay vì đi khám, nhiều người lại chọn cách xoa bóp, bấm huyệt, đắp thuốc, tập yoga để hết cận thị.

Bị cận thị nhiều năm, chị Nguyễn Thu Hương (27 tuổi, Cầu Giấy) cảm thấy rất bận tiện khi phải đeo kính. Chị Hương đang có ý định đi mổ cận thị để thoát khỏi nỗi “ám ảnh” với cặp kính. Chưa kịp đi mổ mắt chị Hương được đồng nghiệp khuyên nên đi bấm huyệt và xoa bóp để chữa cận thị. Cô bạn đồng nghiệp của chị khẳng định rất nhiều người đã chữa cận thị thành công bằng phương pháp bấm huyệt kết hợp với xoa bóp mà không phải mổ. Những lời tư vấn của cô bạn đồng nghiệp khiến chị Hương cảm thấy phân vân nên đi mổ hay đi bấm huyệt.
Khác với trường hợp của chị Hương, chị Hoàng Kim Oanh (26 tuổi) lại phân vân không biết lựa chọn phương pháp mổ cận thị nào. Chị Oanh tâm sự: “Chọn phương pháp rẻ tiền thì sợ không hiệu quả, còn phương pháp đắt tiền thì không đủ tài chính”.điều trị cận thị bằng kính

Trước những băn khoăn của chị Hương và chị Oanh, báo Emdep.vn đã nhờ tới sự tư vấn của Ths. BS Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc Xạ (Bệnh viện Mắt Quốc tế DND).

Bác sĩ Phạm Thị Hằng khẳng định, hiện nay không có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được cận thị. Các phương pháp tác động bên ngoài như xoa bóp, bấm huyệt không thể chữa khỏi được cận thị.

Lý giải về một số trường hợp đã khỏi cận thị sau khi bấm huyệt, xoa bóp Ths. BS Phạm Thị Hằng cho rằng: “Những trường hợp khỏi đó thường rơi vào số bị “cận thị giả”. Ví dụ, chúng ta phải làm việc liên tục hàng tuần với máy tính, những em bé sắp tới mùa thi phải học với cường độ cao dễ gây ra tình trạng giả cận thị. Tức là tại một thời điểm nhất thời mắt phải điều tiết liên tục nên tầm nhìn thị lực giảm. Nhưng nếu để mắt được nghỉ ngơi, mắt có thể tự trở lại bình thường”.

Bản thân bác sĩ Hằng đã gặp rất nhiều trường hợp bố mẹ bắt con bỏ đeo kinh để dùng phương pháp điều trị bằng đắp thuốc và bấm huyệt. Một thời gian dài trẻ không được đeo kính, vì vậy, mắt phải điều tiết nhiều hơn. Để càng lâu, độ cận của trẻ càng tăng nhanh hơn, có những bé tăng tới 2-3 độ. Cũng có rất nhiều chị em văn phòng sau khi đi bấm huyệt, xoa bóp, đắp thuốc cận thị không khỏi mà còn bị tăng độ thêm, lợi bất cập hại.

 

Phẫu thuật là cách duy nhất thoát khỏi nỗi “ám ảnh” của cặp kính.

Cách điều trị dứt điểm tật khúc xạ: Điều kiện để có thể phẫu thuật TKX là bệnh nhân phải trên 18 tuổi. Với những độ tuổi chưa được chỉ định phẫu thuật (bệnh nhân dưới 18 tuổi) phải khám khúc xạ định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo luôn đeo kính đúng số. Có thể đeo kính gọng kính áp tròng, kính áp tròng ban đêm Ortho-K …. Với những trường hợp bệnh nhân dưới 18 tuổi nhưng có tật khúc xạ bất thường như độ chêch lệch khúc xạ lớn, hoặc bệnh nhân có nguy cơ nhược thị, có thể được chỉ định mổ sớm hơn”, Ths. BS Phạm Thị Hằng nói.

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cận thị như ReLEx SMILE, Femto-Lasik, SmartSurfACE, Lasik. Các phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng khúc xạ, độ dày của giác mạc, cấu tạo mắt và bệnh lý đi kèm. Mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định.

Th.BS Phạm Thị Hằng khuyến cáo: “Không có phương pháp nào là hoàn hảo cho tất cả các bệnh nhân. Phương pháp đó có phù hợp với bệnh nhân hay không phải phụ thuộc vào kết quả khám, đánh giá trước mổ. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn giải pháp nào an toàn và hiện quả với bệnh nhân. Thực tế có những phương pháp đắt tiền nhưng chưa chắc phù hợp với bệnh nhân đó”.

Trong mổ cận thị, thăm khám trước khi mổ tật khúc xạ là rất quan trọng. Thời gian thăm khám mất khoảng từ 1-2 tiếng đồng hồ. Phẫu thuật tật khúc xạ, là một phẫu thuật khá an toàn hầu như không xảy ra những tai biến nguy hiểm. Sau mổ bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm, tỷ lệ này thường rất thấp.

Bệnh nhân cần chú ý gì trước khi phẫu thuật khúc xạ

  • Theo dõi khúc xạ định kỳ để đánh giá sự ổn định
  • Khám, chẩn đoán, phát hiện và điều trị dự phòng nếu có tổn thương trên võng mạc
  • Không đeo kinh áp tròng trước khi phẫu thuật từ 1-2 tuần.

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

>>> Đọc thêm: Ký sự mổ mắt, tạm biệt chiếc kính đã gắn bó nhiều năm

5/5 - (5 votes)