(Tiếng Việt) Bệnh võng mạc tiểu đường: Nguyên nhân và điều trị

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Vậy Võng mạc tiểu đường là gì? Cách điều trị ra sao? Tham khảo những thông tin dưới đây để có kiến thức giúp bạn bảo vệ thị lực cho mình tốt hơn.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường còn gọi là võng mạc đái tháo đường là bệnh lý gồm các tổn thương xảy ra ở võng mạc do bệnh đái tháo đường gây nên. Bệnh võng mạc tiểu đường xảy ra ở hầu hết các trường hợp đái tháo đường, tiến triển sau 10-15 năm. Nếu người bệnh bị đái tháo đường càng lâu, điều trị không tốt và không dứt điểm thì nguy cơ phát triển thành bệnh võng mạc đái thảo đường càng cao.

bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường là bệnh lý gồm các tổn thương xảy ra ở võng mạc do bệnh đái tháo đường gây nên

Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường gồm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Bệnh võng mạc không tăng sinh nhẹ, với những khu vực sưng lên như bong bóng ở các mạch máu nhỏ của võng mạc.
  • Giai đoạn 2: Bệnh võng mạc không tăng sinh vừa, các mạch máu bắt đầu cản trở lưu lượng máu đến võng mạc gây tích tụ máu và các chất lỏng tại đây.
  • Giai đoạn 3: Bệnh võng mạc không tăng sinh nghiêm trọng. Nhiều mạch máu bị tắc nghẽn hơn và nhiều mạch máu mới bắt đầu phát triển.
  • Giai đoạn 4: Võng mạc tăng sinh: Có những mạch máu mới bất thường, phát triển dọc theo võng mạc dễ vỡ và xuất hiện các dịch thủy tinh bên trong mắt.

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc đái tháo đường

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh võng mạc đái tháo đường, trong đó nguyên nhân chính là do bệnh đái tháo đường gây ra. Bệnh đái tháo đường tạo ra những tổn thương các mạch máu của tất cả các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện rõ nhất là ở các vi mạch máu.

bệnh võng mạc tiểu đường 1

Bệnh đái tháo đường tạo ra những tổn thương các mạch máu của tất cả các cơ quan trong cơ thể

 Ở mắt, tổn thương các mao mạch võng mạc, làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Mao mạch bị phá hủy làm thiếu máu võng mạc, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này. Tuy nhiên, những mạch máu này cực kỳ mỏng manh và dễ vỡ gây ra các biến chứng, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc, xuất huyết dịch kính.

Bên cạnh đó, bệnh võng mạc tiểu đường còn xuất hiện nếu người bị tiểu đường kết hợp với: Bệnh lý cao huyết áp, thân, thiết máu, béo phì, tăng lipid, những người hút thuốc lá hoặc đang trong thời kỳ thai nghén.

DND-tu-van-mien-phi

Dấu hiệu nhận biết võng mạc tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh võng mạc tiểu đường dựa vào giai đoạn của bệnh.

– Ở giai đoạn không tăng sinh:

Sẽ có những thay đổi vi mạch xảy ra gồm: Xuất hiện võng mạc, xuất hiện tiết lipid, chuỗi hạt tĩnh mạch, vi phình mạch, và xuất tiết bông, chuỗi hạt tĩnh mạch. Ở giai đoạn này sẽ không xuất hiện nhiều triệu chứng nhiều, người bệnh cũng không thấy đau. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua việc thăm khám mắt định kỳ.

Khi bệnh tiến triển thì thị lực của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, thị lực giảm nếu có phù hoàng điểm. xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau: đau mắt, nhìn thấy hai hình ảnh của vật, nhìn mờ hoặc nhìn thấy những chấm đen hay ruồi bay.

– Ở giai đoạn tăng sinh:

Đặc trưng bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh là xuất hiện các tân mạch ở võng mạc, xơ mạch võng mạc – dịch kính, đĩa thị. Bệnh võng mạc tăng sinh có thể phát triển mà không gây ra triệu chứng. Do đó bạn cần đi kiểm tra sàng lọc võng mạc thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.  Các triệu chứng có thể xảy ra do bong võng mạc hoặc xuất huyết gồm: Mất thị lực, nhìn hình bị méo, khuyết tầm nhìn, xuất hiện đột ngột những hình nổi trong tầm nhìn, thấy hình tối bất thường trước mắt.

Điều trị võng mạc tiểu đường

Nếu được điều trị và theo dõi mắt đúng cách thì có khoảng 90% trường hợp bệnh mới có thể thuyên giảm. Bởi vậy, việc khám mắt sàng lọc hàng năm là việc cần thiết đối với những bệnh nhân đái tháo đường.

Ngoài ra, cần điều trị tích cực đồng thời bệnh đái tháo đường và các bệnh khác có ảnh hưởng không tốt tới bệnh võng mạc đái tháo đường như tăng lipit máu, uống rượu, ít vận động, ngủ ngáy tăng huyết áp.

bệnh võng mạc tiểu đường 2

Việc khám mắt sàng lọc hàng năm là việc cần thiết đối với những bệnh nhân đái tháo đường.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường phổ biến nhất đó là: Phẫu thuật, tiêm thuốc vào trong nhãn cầu, laser.

Điều trị có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sẽ tùy vào trường hợp bệnh cụ thể. Người bệnh võng mạc đái tháo đường nếu điều trị sớm và tích cực sẽ có thể làm dừng hoặc hạn chế giảm thị lực mắt của người bệnh tuy nhiên không thể khiến khỏi bệnh hoàn toàn.

Điều trị bằng phương pháp Laser là dùng laser tạo ra những điểm bỏng nhỏ trên võng mạc, làm giảm nhu cầu sử dụng o-xy, ưu tiên cho vùng hoàng điểm quan trọng hơn với nhiều kiểu laser khác nhau, phương pháp này sẽ áp dụng tùy thuộc vào tình trạng mắt bệnh nhân, có thể làm giảm phù hoàng điểm hoặc hạn chế tân mạch võng mạc nhưng 1 phần võng mạc sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

Tiêm thuốc vào nhãn cầu với corticosteroid và các chất ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu như Avastin, Lucentis, Aflibercept có tác dụng rất tốt với tân mạch võng mạc và phù hoàng điểm an toàn nhưng giá thuốc khá cao.

Điều trị võng mạc tiểu đường bằng phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong một số tình trạng bệnh như tăng sinh co kéo võng mạc, xuất huyết dịch kính… nhằm mục đích loại bỏ máu trong buồng dịch kính, phục hồi thị lực cho mắt bệnh nhân và giúp hạn chế biến chứng.

DND-lien-he

Kiến thức cần biết để phòng tránh bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh, hoặc chậm diễn tiến bệnh võng mạc đái tháo đường bằng việc giữ mức độ huyết áp và đường máu ổn định. Luôn giữ các chỉ số này nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị đái tháo đường đề ra. Nếu giữ lượng đường trong máu càng gần bình thường có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường và làm giảm sự cần thiết phải phẫu thuật. Ngoài ra, phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như béo phì, thuốc lá, thức khuy.

 Ăn uống lành mạnh kiêng đồ ngọt, tăng cường ăn nhiều loại rau xanh, tinh bột đã qua tinh chế, trái cây tươi có ít đường…và tăng cường hoạt động thể chất như một thói quen hàng ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày, và ít nhất 150 phút mỗi tuần.

bệnh võng mạc tiểu đường 3

Tăng cường ăn nhiều loại rau xanh, tinh bột đã qua tinh chế, trái cây tươi có ít đường

Hạn chế dùng máy tính, điện thoại, nhìn trực tiếp ánh nắng hay các loại ánh sáng mạnh khác.

Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường cần khám mắt định kỳ thường xuyên theo mốc thời gian, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm/ lần để bác sĩ tại bệnh viện chuyên khoa mắt kiểm tra và phát hiện sớm tổn thương võng mạc. Việc điều trị sớm bệnh sẽ giữ được thị lực cho mắt, hạn chế được tình trạng giảm thị lực và bị mù.

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

————————–

Tìm hiểu một số bệnh về mắt khác:

5/5 - (1 vote)