Các nguyên do và cách điều trị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm màng kết, là một bệnh về mắt thường gặp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ khi màng kết bị kích thích hay nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy màng nhãn cầu và phần trắng bên trong mí mắt.

Các triệu chứng của đau mắt đỏ có thể như sau:

– Đỏ ở một hoặc cả hai mắt, có thể sưng tấy mí mắt;
– Ngứa một hoặc cả hai mắt;
– Cảm giác cộm như có sạn ở trong mắt;
– Có rỉ dịch ở mắt, khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do rỉ mắt;
– Chảy nước mắt;
– Có một số triệu chứng tương tự khi bị cúm như ho và rát họng;
– Mắt mờ hơn bình thường.

Đau mắt đỏ thường là do nhiễm trùng nhẹ và có thể hết sau từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, đôi khi có thể có biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ nhãn khoa nếu đau mắt đỏ không hết sau một tuần.

đau mắt đỏ có thể lây lan

Đau mất đỏ rất thường gặp ở trẻ em, có thể lây lan nếu nguyên nhân là do siêu vi khuẩn hoặc vi trùng

Có nhiều nguyên do dẫn tới đau mắt đỏ:

– Một loại siêu vi khuẩn hoặc vi trùng gây ra (có thể lây lan thành dịch)
– Hoặc do dị ứng (phấn hoa, bụi ô nhiễm, kính sát tròng..)
– Viêm mí mắt
– Viêm màng bồ đào (viêm lớp giữa của mắt, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm)

Cách thức chữa trị đau mắt đỏ còn tùy thuộc vào nguyên nhân chính gây dẫn đến sung tấy và đau:

– Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ có chứa kháng sinh hoặc steroid;
– Thuốc nhỏ mắt chuyên trị dị ứng;
– Uống thuốc viên (tùy nguyên nhân chính gây bệnh);
– Nước mắt nhân tạo.

Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ, bệnh nhân cần tuân thủ các bước sau:

– Không lấy tay dụi mắt;
– Không nên dùng kính sát tròng hoặc trang điểm mắt cho đến khi khỏi hẳn đau mắt đỏ;
– Lau rỉ dịch ở mắt bằng khăn giấy hoặc bông ẩm dùng một lần;
– Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm;
– Tránh dùng chung với người khác những thứ như khăn mặt, khăn tay, chậu rửa;
– Rửa tay sạch trước và sau khi tra thuốc mắt.

5/5 - (2 votes)