Mổ cận thị không đáng sợ như bạn nghĩ

Mắt là cửa sổ tâm hồn, động “dao kéo” đến mắt luôn là việc làm khiến nhiều người sợ hãi. Mình bị cận, rất nặng, muốn từ bỏ đôi kính dày cộp và nhìn đẹp trai hơn chút nhưng lại sợ, sợ mổ cận thị bị hỏng bị mù thì sao? Sợ có biến chứng, sợ cận lại … nói chung là sợ nhiều thứ.

Từ ngày bị cận thị, bố mẹ luôn duy trì cho mình thói quen đi khám mắt 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và điều chỉnh kính khi cần thiết. Cứ vậy mà cũng được 12 năm rồi. Mất khá nhiều tiền cho khám mắt, thuốc, và cả tiền mua kính nữa. Tính mình bất cẩn, kính gẫy, vỡ là chuyện bình thường. Có một lần mình đi đá bóng, quả bóng vô tri vô giác bay “bộp” vào mặt, kĩnh vỡ tanh bành, đập vào mặt làm xước. Đấy, lại mất đi một phần đẹp trai vì thế.

Bây giờ mình đã ra trường, đi làm, không chơi game nhiều như trước nên quyết định từ bỏ cặp kính cận để phục vụ công việc tốt hơn và “đẹp trai mới có nhiều người yêu”.

Học ở Hà Nội, mình trở thành khách hàng quen thuộc của bệnh viện Mắt Quốc tế chỗ 128 Bùi Thị Xuân ấy, cứ đều đặn đi khám mắt và thay kính thường xuyên. Đi nhiều đến nỗi bác sỹ còn nhớ được cả tên mình. Việc quyết định mổ mắt mình cũng được tư vấn rất kỹ trước khi quyết định chọn loại phẫu thuật phù hợp.

Trước khi phẫu thuật ReLEx SMILE mình được các bác sỹ tư vấn rất cụ thể, đo thị lực khám độ dầy của giác mạc để quyết định phương pháp mổ phù hợp. Sau đó mình được đo nhãn áp: Để phát hiện bệnh glôcôm. Bác sỹ cũng ghi bản đồ khúc xạ giác mạc: Ghi lại khúc xạ của giác mạc ở rất nhiều điểm và lập bản đồ khúc xạ giác mạc trước và sau mổ. Bước tiếp theo là siêu âm để phát hiện bất thường bên trong mắt và đo trục nhãn cầu. Cẩn thận hơn, các bác sỹ còn đếm số lượng tế bào nội mô giác mạc: Để đánh giá tình trạng giác mạc trước và sau mổ. Mình được chỉ định đo độ cong giác mạc: Để đánh giá khúc xạ của giác mạc. Khám sinh hiển vi: Đánh giá tình trạng giác mạc, thường làm trước mổ và mỗi lần khám lại sau mổ.

Mình cứ tưởng phẫu thuật cận thị thì không cần lấy máu, nhưng ở bệnh viện Mắt này  thì bác sỹ còn làm các xét nghiệm máu và khám loại trừ các bệnh toàn thân giúp mình yên tâm hơn rất nhiều nhé.

mo can thi, mổ cận thị

 Quá trình phẫu thuật ReLEx SMILE

Thực ra mình chưa cảm nhận được gì thì đã phẫu thuật xong rồi. Kiểu rất nhanh – gọn – nhẹ.

Trước khi vào phòng mổ mình được nhỏ thuốc giãn đồng tử mắt và thuốc gây tê tại mắt chứ không cần phải tiêm thuốc gây mê hay gây tê nào khác. Vào phòng mổ, mình được nằm trên giường phẫu thuật, mắt được đặt cố định lại bằng miếng dán, bác sỹ hướng dẫn dẫn mình nhìn vào đèn định vị dẫn hướng của Laser – đèn màu xanh lá cây trong vòng 25 giây. Bắt đầu Laser là một luồng sáng chói chang, bác sỹ yêu cầu không được liếc ngang dọc, chỉ nhìn vào đèn định vị màu xanh đỏ.

Đến giây thứ 20 sẽ có một người đếm 5- 4 – 3 – 2 – 1 và kết thúc quá trình Laser.

Sau khi Laser sẽ bắt đầu đến phần rút biểu mô điều trị cận. Cái đường mổ này siêu bé luôn, chỉ 2mm. Sau khi rút biểu mô ra thì mắt hơi cộm. Nhưng sau khi hoàn thành phẫu thuật thì cảm giác cộm sẽ giảm bớt, nước mắt chảy hơi nhiều, sau 1 – 2 giờ thì hiện tượng này hết. Mình được khám lại, hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn vệ sinh mắt và ra về.

Mình cứ nghĩ sau phẫu thuật cận thị thì mắt sẽ bị đau, nhưng thực tế trải qua thì chẳng đau tí nào. Rất nhẹ nhàng, thị lực, ban đầu mình cảm thấy hơi nhòe, sau đó nhìn rõ dần, nhất là ngày hôm sau khi mở cửa sổ nhìn ra ngoài đường, thật sự muốn hét toáng lên vì sung sướng.

Sau phẫu thuật 1 tuần mình có đi khám lại bác sỹ nói mắt phục hồi bình thường, giờ được 6 tháng rồi mình thấy mắt mình rất ổn định, nhìn cái gì cũng rõ, chơi được nhiều trò team building ở công ty hơn, mình làm việc ở Vũng Tàu, thường xuyên ra biển nên đeo kính râm, kính thời trang thoải mái mà không cần phải đi cắt lại mắt kính nữa, đỡ tốn một khoản kha khá đấy.

Đấy, mổ cận thị chỉ vậy thôi. Dễ èo à. Chúc các bạn sớm từ bỏ cặp kính dầy cộm và đẹp trai như mình nhé.

(Bài viết do nhân vật Quốc Cường cung cấp)

 

 

3.9/5 - (16 votes)