Hiện nay, không loại thuốc nào có thể ngăn chặn hoặc hoặc đảo ngược quá trình đục thủy tinh thể ở mắt. Do đó, phẫu thuật thay thủy tinh thể là cách duy nhất để điều trị dứt điểm tình trạng đục thủy tinh thể. Không hẳn cứ bị đục thủy tinh thể là cần phải phẫu thuật ngay. Có nhiều người vốn bị đục thủy tinh thể nhưng chưa cần phải phẫu thuật vì mắt của họ vẫn đang hoạt động bình thường, không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đục thủy tinh thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh gặp vấn đề khi đọc sách báo, nhìn biển hiệu hay khi điều khiển phương tiện giao thông và các hoạt động thường ngày khác, đó là lúc người bệnh nên tính đến phẫu thuật thay thủy tinh thể. Nếu người bệnh cần phẫu thuật thay thủy tinh thể ở cả hai mắt, mỗi con mắt sẽ được phẫu thuật lần lượt cách nhau một khoảng thời gian cố định. Là vì phẫu thuật thay thủy tinh thể ở cả hai mắt cùng lúc có thể gây ra biến chứng và viêm nhiễm ở cả hai mắt.

1. Thủy tinh thể (T3) là gì?

– Thể thủy tinh (T3) là một thấu kính trong suốt, 2 mặt lồi.
– Kích thước : Dày khoảng 4mm, đường kính ngang khoảng 9mm.

– Cấu trúc thủy tinh thể gồm 3 phần :
+ BAO thủy tinh thể là màng ngoài cùng, đó là màng bán thấm đối với nước và chất điện giải.
+ NHÂN và VỎ : Ngay sau bao trước thủy tinh thể là một lớp đơn tế bào biểu mô, đó là lớp tế bào biểu mô tăng sinh, luôn sinh ra các sợi T3, các tế bào không tự mất đi và những sợi mới sinh ra nhiều lên và dồn ép các sợi cũ, sợi càng cũ thì càng nằm trung tâm hơn. Các sợi cũ nhất được sinh ra trong thời kỳ phôi thì tồn tại ở trung tâm của T3, hình thành nên nhân T3, các sợi mới nhất ở ngoài cùng và hình thành nên lớp vỏ T3.

DUC THUY TINH THE

– Chức năng chủ yếu của thủy tinh thể là điều tiết, làm cho mọi vật bất kỳ ở cự ly nào cũng có hình ảnh xuất hiện ở võng mạc.
– Khoảng 40 tuổi, lực điều tiết giảm dần đưa đến lão thị.

2. Đục thủy tinh thể là gi?

  • Đục thủy tinh thể được hình thành do giảm sự cung cấp Oxygen, giảm lượng Protein, K+. Tăng lượng nước, tăng nồng độ Na+, Ca+, acide ascorbic. Lượng Glutathion thì không còn.
  • Đục thủy tinh thể là bệnh làm giảm hoặc mất khả năng nhìn do TTT bị mờ đục 1 phần hoặc toàn bộ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): đục thủy tinh thể là bệnh gây mù có thể chữa được. Hiện nay tỷ lệ đục thủy tinh thể ở người trên 65 tuổi chiếm gần 70%
  • Bệnh đục thủy tinh thể là 1 trong 4 nguyên nhân chủ yếu gây mù hàng đầu

3.  Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đục thủy tinh thể?

  • Tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại.
  • Ánh sáng của tia chớp, tia hàn, tia X, radium.
  • Ăn uống cũng giữ một vai trò đáng kể trong nguyên nhân sinh bệnh của đục thủy tinh thể
4.4/5 - (7 votes)