Viêm loét giác mạc
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • Viêm loét giác mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

     

    Giác mạc là lớp mô mỏng nằm ở phía trước con ngươi. Đây là phần dễ bị tổn thương nhất vùng mắt. Nếu giác mạc tiếp xúc với bụi, cát ma sát tạo tổn thương như vết xước hay rách sẽ dễ làm viêm loét giác mạc.

     

    1, Viêm loét giác mạc là gì? Có nguy hiểm không?

    1.1, Định nghĩa:

    Viêm loét giác mạc là bệnh nhiễm trùng ở mắt gây ra các vết loét hở trên giác mạc. Triệu chứng khi bị loét giác mạc và biến chứng có thể gặp phải sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cũng như tác nhân chính gây bệnh.

     

    Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét giác mác là:

    • Do giác mạc nhiễm vi khuẩn, nấm, vi-rút hoặc ký sinh trùng như Acanthamoeba (sống trong nước bị ô nhiễm);
    • Vết loét giác mạc có thể bắt đầu với chấn thương vùng giác mạc, ví dụ như hội chứng khô mắt cấp độ nghiêm trọng, vật lạ bay vào mắt làm trầy xước hoặc đọng lại trong mắt hoặc mắt bị kích ứng với kính áp tròng. Ở những người sử dụng kính áp tròng mềm và quên tháo kính trước khi đi ngủ, kính không được khử trùng kỹ thì càng dễ mắc viêm loét giác mạc;
    • Do vi-rút thường là do vi-rút herpesvirus sẽ có tỷ lệ tái phát cao do căng thẳng về thể chất hoặc do tái phát tự phát;
    • Cơ thể thiếu hụt vitamin A và protein dẫn đến hình thành các vết viêm loét giác mạc;
    • Mí mắt không khép kín làm giác mạc có thể bị khô và dễ kích ứng hơn. Kích ứng này có thể dẫn đến là tổn thương giác mạc và phát triển thành các vết viêm loét;
    • Mi mọc ngược vào trong, quặm mi, lông mi xiêu hoặc viêm bờ mi cũng gây ra viêm loét giác mạc;
    • Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường hết không tốt cũng gây ra nguy cơ viêm loét giác mạc.
    viêm loét giác mạc

    Viêm loét giác mạc là bệnh nhiễm trùng ở mắt gây ra các vết loét hở trên giác mạc

     

    1.2, Biến chứng của viêm loét giác mạc:

    Bệnh viêm loét giác mạc có thể lành lại nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

    • Để lại sẹo đục làm giảm thị lực;
    • Các biến chứng khác gồm nhiễm trùng sâu, thủng giác mạc, di lệch mống mắt.

    Trong trường hợp bệnh nhân có giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật cấy ghép giác mạc. Đây là phương pháp cần tìm được người hiến giác mạc và chi phí cho 1 ca phẫu thuật ghép giác mạc rất cao.

     

    Vì vậy, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường vùng mắt thì bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được chấn đoán chính xác, kịp thời nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra.

     

    2, Dấu hiệu nhận biết viêm loét giác mạc

    Khi giác mắc bị viêm loét sẽ gây ra các triệu chứng như:

    • Đỏ mắt, đau nhức mắt, cảm giác như có dị vật trong mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng và chảy nhiều nước mắt hơn mức bình thường;
    • Trên giác mạc quan sát thấy xuất hiện đốm trắng hoặc mờ và xám. Trường hợp đặc biệt, vết viêm loét lan toàn bộ giác mạc và có thể ăn sâu. Phía sau giác mạc có thể tích tụ mủ, có thể tạo thành một lớp trắng ở đáy giác mạc được gọi là mủ tiền phòng;
    • Kết mạc thường bị đỏ ngầu;
    • Triệu chứng và biến chứng sẽ càng nặng khi vết loét càng sâu.
    viêm loét giác mạc 2

    Viêm loét giác mạc làm kết mạc bị đỏ ngầu

     

    3, Chẩn đoán viêm loét giác mạc

    Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá tình trạng vết loét bằng cách sử dụng đèn khe để kiểm tra mắt với độ phóng đại cao. Thuốc nhỏ mắt sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp cần nhìn rõ vết loét hơn. Thuốc nhỏ mắt có thành phần chứa chất nhuộm màu gọi là fluorescein. Các vùng bị tổn thương sẽ được tạm thời nhuộm bằng chất huỳnh quang, từ đó bác sĩ có thể quan sát rõ các vùng giác mạc bị bệnh mà mắt thường không quan sát được.

     

    4, Điều trị viêm loét giác mạc

    Bác sĩ sẽ cần tìm được nguyên nhân gây viêm loét giác mạc trước sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mới đưa ra hướng điều trị. Để tìm được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu từ giác mạc bị viêm để nhuộm gram, soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, kháng sinh đồ và thêm một số xét nghiệm khác nhằm xác định chính xác nguyên nhân. Khi có kết quả về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

     

    Đưa được nhiều thuốc vào giác mạc, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng phương pháp điện di giác mạc. Với những bệnh nhân mắc viêm loét giác mạc nặng, điều trị bằng thuốc không đáp ứng, phương pháp ghép giác mạc, thay thế phần giác mạc bị loét biến chứng thủng hoặc bị sẹo sẽ được đề cập đến. Bệnh nhân viêm loét giác mạc mức độ nặng nhất sẽ cần khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn.

     

    Một số lưu ý trong quá trình điều trị:

    • Trong thời gian điều trị bệnh nhân không nên băng kín mắt bởi như vậy sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn;
    • Nếu cần ra ngoài, bệnh nhân nên đeo kính râm để bảo vệ mặt và giúp mắt giảm bớt cảm giác kích ứng;
    • Tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình đang điều trị viêm loét giác mạc;
    • Tránh các va chạm vào vùng mắt hoặc đưa tay lên dụi mắt;
    • Thuốc điều trị viêm loét giác mạc cần được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều hoặc dùng thêm các thuốc không nằm trong đơn kê.

    5, Những yếu tố nguy cơ gây viêm loét giác mạc

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét giác mạc, ví dụ:

    • Nhiễm vi-rút Herpes thể đơn;
    • Mắc thủy đậu;
    • Bị chấn thương vùng giác mạc;
    • Sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa steroid;
    • Hội chứng khô mắt.
    viêm loét giác mạc 3

    Thủy đậu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét giác mạc

     

    6, Một số lưu ý phòng chống viêm loét giác mạc

    Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ viêm loét giác mạc, đặc biệt với những người thường xuyên sử dụng kính áp trọng, chúng ta có một số lưu ý sau:

    • Tháo kính áp tròng mềm trước khi đi ngủ và vệ sinh kính đúng cách;
    • Đeo kính râm bảo vệ mắt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt khi ra ngoài;
    • Không đeo kính áp tròng khi đi bơi;
    • Rửa tay sạch trước khi đeo, tháo kính áp tròng;
    • Điều trị ổn định bệnh lý nền có nguy cơ gây viêm loét giác mạc nếu có;
    • Nếu có dị vật mắc ở mắt, không tự lấy dị vật ra khỏi mắt mà cần đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được hỗ trợ;
    • Xây dựng thực đơn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin A và chớp mắt thường xuyên để tránh mắt bị khô.

     

    7, Địa chỉ kiểm tra, điều trị viêm loét giác mạc uy tín tại Hà Nội

    Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hà Nội. Bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ cùng đội ngũ y bác sĩ, y tá, điều dưỡng có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.

     

    Để đăng ký khám bệnh, Quý khách hàng có thể đến khám trực tiếp hoặc liên hệ đặt lịch thông qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88.

     

    Tài liệu tham khảo

    Đội ngũ Bác sỹ

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top