Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em

Nháy mắt hay còn gọi là chớp mắt, là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ đôi mắt khỏi bị khô, ánh sáng, vật lạ… Đây có thể là một phần của hội chứng thần kinh và một số những triệu chứng thần kinh khác. Tần suất nháy mắt của trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nháy mắt

Một số nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt, bao gồm: 

  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Căng thẳng thần kinh gây nên tình trạng co giật mắt không chủ ý hoặc một vài yếu tố tâm lý.
  • Trẻ mắc các tật hoặc bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, mỏi điều tiết, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc…
  • Thiếu máu gây suy nhược cơ thể và có thể gây nên tình trạng nháy mắt ở trẻ
  • Có thể do tổn thương dây thần kinh số V, VII hoặc có thể liên quan đến các bệnh như viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt hoặc zona mắt,..
  • Thoái hóa nơron thần kinh như các hội chứng Parkinson, hội chứng Wilson,… cũng khiến trẻ hay nháy mắt.
  • Do một vài thói quen như không đeo kính bảo vệ trước ánh nắng mặt trời, mang kính không đúng, sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi thư giãn…

 

Chẩn đoán nguyên nhân nháy mắt ở trẻ

Trẻ thường xuyên có biểu hiện chớp mắt nhiều thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tiến hành kiểm tra mắt. Thực hiện khám bề mặt nhãn cầu để tìm ra các tổn thương của giác mạc, phần phía trước của nhãn cầu với hệ thống khám, chẩn đoán chuẩn khúc xạ chuyên sâu để tìm ra các khiếm khuyết của tình trạng này.

Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bị nháy mắt liên tục

Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bị nháy mắt liên tục

Điều trị tật nháy mắt ở trẻ

Đối với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị tật nháy mắt khác nhau:

  • Trường hợp liên quan đến chấn thương mắt, nhiễm trùng, dị ứng hoặc viêm, Bác sĩ có thể thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc các loại thuốc khác cho bé.
  • Trường hợp trong mắt trẻ có dị vật hoặc xuất hiện tình trạng quặm mi, Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và loại bỏ.
  • Trường hợp trẻ bị tật khúc xạ như cận, loạn thị và kèm theo tình trạng nháy mắt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Trường hợp trẻ nháy mắt theo thói quen, tình trạng này sẽ tự biến mất và trẻ không cần điều trị.
  • Trường hợp mắt trẻ bị lác và nháy mắt, có thể trẻ đã mắc tật khúc xạ, cần đến bác sĩ và kê đơn kính thuốc (nếu cần) để hạn chế tình trạng này (trong trường hợp phức tạp hơn thì trẻ sẽ cần phẫu thuật)
Cần bổ sung đủ chất cho mắt và sức khoẻ của bé

Cần bổ sung đủ chất cho mắt và sức khoẻ của bé

 

Những biện pháp phòng ngừa tật nháy mắt ở trẻ

Để phòng ngừa và hạn chế tật nháy mắt ở trẻ, dưới đây là một số biện pháp mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng:

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt có chứa DHA/EPA, Vitamin A/Vitamin E, Lutein/Zeaxanthin,…
  • Cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ
  • Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê,…
  • Hạn chế cho trẻ sử các thiết bị điện tử vì khi mắt trẻ tiếp xúc nhiều với các loại màn hình khiến mắt trẻ làm việc quá sức cũng gây nên tình trạng nháy mắt.
  • Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu của thiếu máu, viêm kết mạc, mắc tật khúc xạ hay các bệnh liên quan đến tổn thương dây thần kinh số V,  phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp. 
  • Nháy mắt theo thói quen hoặc không có chủ ý tái diễn ở mức độ bình thường thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu xảy ra trường hợp liên tục, không ngừng nghỉ kèm theo các triệu chứng mệt mỏi khác thì cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn các bệnh lý về mắt, vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Quốc tế DND để đặt lịch thăm khám bác sĩ!

  • Liên hệ ngay hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn chi tiết
  • Tổng đài CSKH: 1900.6966
5/5 - (1 vote)