(Tiếng Việt) Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Chăm sóc thế nào?

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Viêm kết mạc hay bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị nhiễm trùng lớp màng trong của mắt. Đây là bệnh lý lành tính, thường gặp vào mùa hè, có thể tự khỏi và viêm kết mạc bao lâu thì khỏi là câu hỏi được nhiều quan tâm.

Những nguyên nhân khiến mắt bị viêm kết mạc

Tác nhân gây nên bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là do virus hoặc vi khuẩn. Bên cạnh đó, điều kiện môi trường sống nếu bị ô nhiễm, vệ sinh kém, nước bị ô nhiễm, dùng chung khăn mặt với người khác cũng là yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và có thể bùng phát thành dịch.

Nguyên nhân do vi khuẩn và virus:

Tùy thuộc vào sự lây lan của vi khuẩn và virus mà bệnh viêm kết mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Loại virus gây ra bệnh đau mắt đỏ hay gặp nhất là Adenovirus. Khi mắt nhiễm loại virus này sẽ có triệu chứng như cộm xốn mắt, chảy nước mắt hoặc mi bị sưng,…

Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra thì nguồn lây là từ việc người bệnh tiếp xúc với các dịch tiết từ người mắc bệnh viêm kết mạc hoặc từ ngoài môi trường. Vi khuẩn phổ biến gây bệnh viêm kết mạc là tụ cầu, Hemophilus Influenza,… Người bệnh lúc này sẽ có những triệu chứng như mắt có gỉ hoặc dịch màu trắng, vàng hoặc xanh, kết mạc mắt đỏ, hai mí mắt dính lại sau mỗi buổi sáng,… Một số khác còn có những triệu chứng đi kèm như cảm lạnh, tổn thương đường hô hấp điển hình là đau họng.

Nguyên nhân do dị ứng:

Viêm kết mạc có thể đến từ yếu tố dị ứng. Người bệnh bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, bụi, nấm mốc,… Người có cơ địa nhạy cảm và bị dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ có nguy cơ cao mắc viêm kết mạc. Người bệnh thuộc nhóm này sẽ có các triệu chứng như viêm mũi dị ứng. Bệnh sẽ được hạn chế tái phát khi người bệnh tìm ra được nguyên nhân gây dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường do vi khuẩn, virus hoặc tác nhân dị ứng

Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường do vi khuẩn, virus hoặc tác nhân dị ứng

DND-tu-van-mien-phi

Viêm kết mạc có nguy hiểm không?

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc viêm kết mạc là:

  • Trong mí mắt hoặc lòng trắng của mắt bị đỏ và sưng;
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt;
  • Mắt có rỉ, dịch đặc màu trắng, xanh hoặc vàng;
  • Có cảm giác nóng và hơi ngứa ở mắt nhiễm bệnh;
  • Mắt nhìn mờ, gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày.

Bệnh đau mắt đỏ có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trường hợp nhiễm bệnh do virus thông thường thì bệnh được xem là lành tình và có khả năng tự khỏi trong 7 – 10 ngày, không cần dùng thuốc. Nếu bệnh kéo dài quá 10 ngày sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, đặc biệt là ở trẻ em.

Các biến chứng do viêm kết mạc gây ra là:

  • Viêm loét giác mạc thậm chí là thủng nhãn cầu nếu do cầu khuẩn lậu gây ra;
  • Quặm lông mi, mù lòa, khô mắt, có sẹo ở giác mạc nếu có mắt hột;
  • Viêm giác mạc chấm nông nếu do virus Adeno gây ra.

Viêm kết mạc do virus thông thường là bệnh lành tính

Viêm kết mạc do virus thông thường là bệnh lành tính

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Viêm kết mạc là bệnh có thể bùng phát thành dịch, tuy nhiên, bệnh này được xem là lành tính. Bởi bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên có khả năng tự khỏi trong vòng từ 7-10 ngày mà không cần sử dụng đến thuốc điều trị đặc hiệu.

Nếu bệnh nhân mắc viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên thì thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào từng tác nhân gây bệnh, thời điểm mắc bệnh và tác dụng của các loại kháng sinh được sử dụng. Tác dụng chính của thuốc kháng sinh do bác sĩ kê là rút ngắn thời gian lành bệnh, tránh lây lan mầm bệnh cho người khác.

Viêm kết mạc do dị ứng gây ra, bệnh nhân sẽ cần hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng và tham vấn với bác sĩ để sử dụng thêm một số thuốc chống dị ứng cũng như thuốc nhỏ mắt phù hợp. Việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu sẽ làm thời gian lành bệnh ngắn lại, hạn chế tái bệnh nhiều lần.

Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để rút ngắn thời gian khỏi viêm kết mạc

Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để rút ngắn thời gian khỏi viêm kết mạc

Chăm sóc mắt bị viêm kết mạc thế nào?

  • Vệ sinh mắt sạch rỉ ít nhất 2 lần/ ngày bằng gạc hoặc bông ẩm;
  • Người mắc viêm kết mạc cần nghỉ ngơi, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và cách ly để hạn chế lây nhiễm;
  • Không sử dụng thuốc nhỏ cho mắt nhiễm bệnh chung với mắt lành. Không dùng chung thuốc nhỏ với người nhiễm bệnh khác, bởi có thể mỗi người mắc một loại virus/ vi khuẩn khác nhau;
  • Rửa tay sạch trước khi tra thuốc hoặc vệ sinh mắt. Sau khi xong cũng cần rửa lại tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Lưu ý phòng ngừa viêm kết mạc

  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị;
  • Không dùng chung thuốc với người khác, không nhỏ chung thuốc điều trị mắt nhiễm bệnh và mắt lành với nhau, nhằm tránh lây lan vi khuẩn/ virus từ mắt bệnh sang mắt lành;
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh làm việc lâu với máy tính, điện thoại, sách báo;
  • Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị viêm kết mạc;
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng trong thời gian đang điều trị bệnh.

Hạn chế ăn đồ cay nóng trong thời gian điều trị viêm kết mạc

Hạn chế ăn đồ cay nóng trong thời gian điều trị viêm kết mạc

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có về đề về mắt cần thăm khám và điều trị. Bệnh viện sở hữu những ưu điểm như:

  • Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn cả trong và ngoài nước;
  • Hệ thống trang thiết bị, công nghệ nhãn khoa đồng bộ và liên tục được cập nhất theo phiên bản hiện đại nhất trên thế giới;
  • Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Nếu đang nghi ngờ mắt mắc viêm kết mạc, bệnh nhân cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Bệnh viện Mắt Quốc tế DND qua Hotline 1900 6966.

DND-dat-lich-kham

——————-

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355#:~:text=Pink%20eye%20(conjunctivitis)%20is%20an,to%20appear%20reddish%20or%20pink.

https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/

https://www.webmd.com/eye-health/eye-health-conjunctivitis

5/5 - (1 vote)