Zona thần kinh ở mắt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại sẹo, giảm thị lực nghiêm trọng cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đây là bệnh lý có chung nguồn gốc với những bệnh zona thần kinh khác.
Zona thần kinh ở mắt là bệnh gì?
Bệnh zona thần kinh gây ra bởi vi – rút Varicella Zoster tái hoạt động trở lại. Giai đoạn đầu khi nhiễm vi – rút, người bệnh sẽ khởi phát bệnh thủy đậu. Giai đoạn sau, khi bệnh thủy đậu đã khỏi nhưng vi – rút vẫn trú ẩn ở hạch thần kinh gần tủy sống và đợi cơ hội để tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh.
Triệu chứng xuất hiện các mụn nước ở vùng đầu chiếm tới 20% người mắc zona thần kinh. Zona ở mắt gây ra tổn thương ở vùng mí mắt, bề mặt giác mạc và kết mạc hoặc các tổn thương sâu hơn phía bên trong nhãn cầu như dịch kính, võng mạc, màng bồ đào. Với những tổn thương sâu khi không được điều trị sớm và tích cực, zona thần kinh ở mắt gây sẹo trên giác mạc, võng mạc, gây giảm thị lực nghiêm trọng và các vấn đề lâu dài khác.
Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt
Để phân biệt bệnh zona thần kinh ở mắt với các bệnh lý da liễu khác thông qua các dấu hiệu như:
- Trên mí mắt hình thành các nốt phát ban phồng rộp, có thể lan rộng ra mí mắt, trán, mũi phía bên mắt zona hoặc các khu vực khác ở vùng mặt;
- Các nốt mụn nước có kích thước nhỏ li ti, có dịch trắng trong sau đó đục dần và vỡ ra;
- Có hoặc không gặp các vấn đề liên quan đến thị lực như nhìn mờ, nhạy cảm, sợ ánh sáng,…;
- Chảy nhiều nước mắt, mắt bị kích ứng, có cảm giác đau rát bên trong mắt.
Nếu người bệnh có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên, việc cần làm là sớm đi khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa thần kinh hoặc nhãn khoa. Khi được tiến hành điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh khỏi và hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng lâu dài.
Nếu không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời, bệnh zona thần kinh ở mắt tiến triển sẽ để lại các biến chứng như:
- Các vết sẹo vĩnh viễn: Giác mạc sưng nghiêm trọng không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo;
- Bệnh tăng nhãn áp: Zona thần kinh tiến triển gây sưng võng mạc, làm tăng áp lực mắt, kéo theo tổn thương thần kinh thị giác và chấn thương giác mạc;
- Đau dây thần kinh Postherpetic: Cảm giác đau đớn vẫn sẽ tiếp tục ngay cả khi bệnh zona thần kinh được chữa khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh ở mắt
Người từng mắc thủy đậu hoặc zona thần kinh ở các vùng khác trên cơ thể đều có nguy cơ mắc zona thần kinh ở mắt. Nguy cơ này sẽ tăng dần lên theo tuổi tác, đặc biệt là ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Hiện nguyên nhân kích hoạt vi – rút thủy đậu trở lại chưa được biết rõ, mặc dù vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh zona thần kinh ở mắt thường đến từ:
- Người cao tuổi;
- Bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch như HIV, các bệnh ung thư;
- Thần kinh bị căng thẳng;
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị ung thư, xạ trị hoặc hóa trị, thuốc chống thải ghép.
Zona thần kinh ở mắt sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi xảy ra ở nhóm đối tượng:
- Phụ nữ đang mang thai;
- Trẻ em sinh non;
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.
Zona thần kinh ở mắt có lây qua người hay không?
Bệnh zona thần kinh nói chung và zona thần kinh ở mắt nói riêng đều không thể lây bệnh trực tiếp cho người khác. Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể bệnh nhân mắc zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm vi – rút Varicelaa Zoster (loại vi – rút gây bệnh). Người bị nhiễm vi – rút nếu trước đây chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu sau khi khỏi có thể sẽ mắc zona.
Zona thần kinh được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan trong gia đình và khu vực sống vào mùa hè, mùa mưa, thời điểm giao mùa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người nhiễm vi – rút. Zona thần kinh sẽ khỏi trong thời gian từ 2 – 3 tuần và có thể dễ dàng lây truyền cho những người sống cùng.
Những người đã tiêm vắc-xin phòng ngừa zona hay thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh vì hệ miễn dịch không đủ mạnh, ở chung với người mắc zona, có tiếp xúc như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người mắc bệnh. Những nốt mụn nước do bệnh zona khi khô sẽ tróc vảy, lúc này bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không bị nhiễm zona từ người mắc bệnh.
Điều trị zona thần kinh ở mắt như thế nào?
Để có thể điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt một cách hiệu quả, trước tiên bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, tình trạng bệnh, tiến triển, tình trạng sức khỏe của người bệnh và nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Việc chấn đoán bệnh sẽ dựa trên đánh giá lâm sàng hoặc làm xét nghiệm dịch từ các nốt phát ban. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra võng mạc, giác mạc, ống kính và các bộ phận khác của mắt để đánh giá tình trạng bệnh và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Điều trị zona thần kinh ở mắt cũng được xử trí giống như zona thần kinh ở các bộ phận khác trên cơ thể. Biện pháp điều trị hiệu quả là sử dụng thuốc kháng vi – rút. Một số loại thuốc kháng vi – rút hiệu quả thường được sử dụng trong điều trị zona thần kinh ở mắt là:
- Valacyclovir;
- Famciclovir;
- Acyclovir.
Các loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn vi – rút lây lan, giảm đau, làm lành nhanh các vết mụn nước và phát ban. Thời gian sử dụng thuốc để thuốc đạt hiệu quả cao nhất là trong vòng 3 ngày sau khi các nốt phát ban xuất hiện.
Nếu bệnh nhân bị sưng mắt nặng, bác sĩ có thể sẽ xem xét kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống steroid. Nếu bệnh nhân bị đau thần kinh, đặc biệt là đau thần kinh postherpetic, các loại thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm sẽ được sử dụng.
Mắt là cơ quan nhạy cảm, khi mắc zona thần kinh ở mắt sẽ dễ gây biến chứng, có những trường hợp bệnh nhân mất đến vài tháng để chữa lành bệnh hoàn toàn. Vì vậy, việc phát hiện, điều trị sớm là rất quan trọng. Bởi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ đến gặp bác sĩ vài ngày một lần để được kiểm tra. Nhiễm trùng sau khi được điều trị, bệnh nhân sẽ cần kiểm tra nhãn khoa sau khoảng 3 – 12 tháng/ lần nhằm hạn chế tối đa biến chứng sẹo giác mạc, tăng nhãn áp nếu có.
6, Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt
Cách phòng bệnh zona thần kinh nói chung hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh có thể giảm đến 50% và tỷ lệ biến chứng xảy ra nếu nhiễm bệnh cũng giảm đến hơn 66% khi tiêm vắc-xin.
Những người mắc bệnh zona thần kinh cần tránh tiếp xúc gần với mọi người, đặc biệt là dịch bọng zona ở mắt và các vị trí khác trên cơ thể. Bệnh sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm nữa khi các vết phồng rộp do zona khô lại, hình thành vảy.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt lịch thăm khám tại bệnh viện Mắt Quốc tế DND có thể liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 hoặc fanpage bệnh viện.
————————-
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/eye-health/shingles-in-the-eye
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shingles/symptoms-causes/syc-20353054