(Tiếng Việt) Những giải pháp tối ưu cho người bị cận thị

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Trong số các tật khúc xạ, cận thị là nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí mù loà. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đã ra đời nhằm điều trị cận thị. Cùng đọc bài viết dưới đây của DND để tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn về chủ đề này nhé.

 

1. Thông tin tổng quát về cận thị

1.1. Khái niệm cận thị là gì?

Cận thị là một trong ba tật khúc xạ thường gặp, phổ biến nhất hiện nay. Khi mắc cận thị, người bệnh có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, nhưng lại không thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách xa. Hình ảnh thực tế lúc này sẽ nằm ở vị trí trước võng mạc, do đó, khi nhìn vật thể ở xa, người bệnh cần phải nheo mắt.


Cận thị là một trong ba tật khúc xạ thường gặp, phổ biến nhất hiện nay

1.2. Một số triệu chứng điển hình của cận thị

Khi mắc cận thị, người bệnh thường có xu hướng gặp phải một số triệu chứng sau:
– Nhìn mờ, không rõ các vật ở khoảng cách xa.
– Thường xuyên cần phải nheo mắt để nhìn rõ hơn.
– Người bệnh cảm thấy nhức đầu, mỏi mắt.
– Gặp khó khăn khi phải nhìn vào ban đêm.

Đối với đối tượng trẻ em, có thể nhận biết cận thị trẻ em qua một số dấu hiệu sau:
– Trẻ phải tiến sát lại gần khi học bài, xem TV,…
– Khi đọc bài, viết chữ hay sai, thiếu chữ.
– Có xu hướng cúi gần để nhìn sách, đồ vật.
– Thường xuyên phải dụi mắt, nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn.
– Trẻ sợ ánh sáng, hay bị chói mắt.

1.3. Cận thị được chia làm mấy loại?


1.3.1. Dạng cận thị đơn thuần

Đây là một dạng cận thị thường gặp nhất, có xu hướng xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Khi bị cận thị đơn thuần, độ cận thường nhỏ hơn 6 đi-ốp và hay đi kèm với loạn thị.

Cận thị đơn thuần thường xảy ra do mắt phải thường xuyên làm việc, học tập ở khoảng cách gần, thiếu ánh sáng hoặc do chế độ làm việc không phù hợp.

1.3.2. Dạng cận thị thứ phát

Dạng cận thị này gây ra do sơ hoá thuỷ tinh thể, hoặc do gặp phải tác dụng phụ trong khi tiếp xúc với thuốc kê đơn, bị bệnh tiểu đường,…

1.3.3. Dạng cận thị giả

Cận thị giả xuất hiện khi mắt phải gia tăng sự điều tiết, lúc này các cơ thể mi có tác dụng điều tiết cho mắt bị co quắp lại, dẫn đến khả năng nhìn xa bị suy giảm.

1.3.4. Dạng cận thị thoái hoá

Đây là dạng cận thị nặng nhất, số độ cận thường lớn hơn 6 đi-ốp, dẫn đến thoái hoá võng mạc, bong võng mạc, bệnh glocom,…

2. Những phương pháp nào được sử dụng để điều trị cận thị?

Trên thực tế, cận thị có thể điều trị tối ưu bằng các phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với trẻ em chưa đủ 18 tuổi thì phương pháp này lại chưa phù hợp. Do đó, lúc này cần sử dụng một số biện pháp thay thế như: đeo kính gọng, sử dụng thuốc, sử dụng kính áp tròng ban đêm (Ortho-K),…

2.1. Phương pháp sử dụng kính gọng

Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị cận thị phổ biến và thông dụng nhất. Phương pháp này sử dụng thấu kính phân kỳ để điều chỉnh cho mắt nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách xa. Việc sử dụng kính gọng tuy ít tốn kém chi phí nhất tuy nhiên chúng cũng vẫn tồn tại một số bất tiện như:
– Tầm nhìn bị mờ khi đi dưới trời mưa.
– Bất tiện khi tham gia thể thao, các hoạt động mạnh.
– Chỉ sử dụng kính trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phải thay mới.

2.2. Phương pháp sử dụng kính áp tròng (Contact lens)

Đây cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Việc sử dụng kính áp tròng đem lại yếu tố thuận tiện, thẩm mỹ hơn so với kính gọng, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm:
– Dễ gây mẫn cảm, dị ứng cho mắt, đặc biệt là với mắt nhạy cảm.
– Khiến mắt dễ bị khô.
– Có thể gây viêm nhiễm cho mắt nếu không được vệ sinh đúng cách.
– Chi phí tương đối cao và chỉ sử dụng được trong một thời gian nhất định.

2.3. Phương pháp sử dụng kính áp tròng ban đêm (kính Ortho-K)

Phương pháp Ortho-K thường được sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi hoặc những người không muốn phẫu thuật mổ cận. Ortho được sử dụng vào ban đêm và có khả năng khử độ cận tạm thời, giúp bệnh nhân có nhìn rõ vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, chi phí cho kính Ortho đắt hơn so với đeo kính gọng hay kính áp tròng.

2.4. Phương pháp phẫu thuật mổ cận


Các phương pháp mổ cận hiện nay được thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng, có thể giúp thị lực phục hồi ngay sau mổ và hạn chế được tối đa các biến chứng.

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay, để đem lại hiệu quả điều trị triệt để tật cận thị. Ưu điểm của phương pháp này là độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn, không đau,…

Một số phương pháp mổ cận hiện nay đó là: Lasik, Femto lasik, SMILE/CLEAR, SMILE Pro, Phakic, SmartsurfACE

2.5. Phương pháp thay thuỷ tinh thể

Phẫu thuật để thay thuỷ tinh thể là một phương pháp điều trị cuối cùng đối với những người có độ cận quá cao và không thể can thiệp điều trị bằng các phương pháp khác.

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại Hà Nội đạt chuẩn quốc tế về việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc phẫu thuật điều trị cận thị, DND trở thành địa chỉ tin cậy được hàng ngàn bệnh nhân lựa chọn.

Đừng quên truy cập vào website của Bệnh viện Mắt Quốc tế DND để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về mắt nhé!

5/5 - (1 vote)