(Tiếng Việt) Ghèn mắt là gì? Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt có nguy hiểm không?

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Mắt đổ ghèn sau khi thức dậy vào buổi sáng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng nếu lượng ghèn đổ nhiều khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.Vậy ghèn mắt là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh ghèn mắt như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Ghèn mắt là gì?

Ghèn mắt ( mắt đổ ghèn) thường xuất hiện vào buổi sáng mỗi khi thức dậy, là hoạt động sinh lý bình thường của mắt. Mắt thường xuyên tiết ra lớp màng dịch để giữ ẩm cho đôi mắt. Vào ban đêm khi đi ngủ, không có hoạt động chớp mắt khiến lớp dịch này tích tụ, đóng vảy dọc lông mi và khóe mắt tạo thành ghèn mắt.

 

Ghèn mắt

Ghèn mắt thường xuất hiện vào buổi sáng mỗi khi thức dậy, là hoạt động sinh lý bình thường của mắt

Ở trẻ sơ sinh, bị ghèn mắt  là tình trạng phổ biến và phẩn lớn không đáng ngại. Chất dịch nhầy tiết ra từ mắt của trẻ sơ sinh phần lớn là do tắc tuyến lệ và sẽ tự khỏi khi trẻ được vài tháng tuổi. Bên cạnh đó, mắt trẻ sơ sinh bị ghèn cũng có thể là do cơ thể của trẻ đang tự động làm sạch một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.

DND-dat-lich-kham

Tại sao lại xuất hiện ghèn mắt?

Một số nguyên nhân chính gây ra bị ghèn mắt là:

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng mắt bởi vi khuẩn gây nên. Biệu hiện thường gặp là mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn và có mủ, dẫn đến hai mí mắt dính vào nhau sau khi ngủ dậy. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

Viêm kết mạc do virus

Viêm kết mạc do virus có biểu hiện là trẻ chảy nước mắt nhiều, phần lòng trắng của mắt có màu đỏ, ghèn nhầy, lỏng. Ở một số trẻ trẻ có thể cảm thấy ngứa hoặc đau mắt, và có trường hợp còn bị sốt. Viêm kết mạc do virus không gây ra mủ ở mắt và thông thường xảy ra ở cả hai mắt.

Do trẻ bị tắc tuyến lệ

Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ xảy ra chiếm khoảng 10%. Dấu hiệu nhận biết là trẻ liên tục chảy nước mắt mặc dù không quấy khóc và sẽ nhiều hơn khi trẻ ở nơi có nắng, gió hoặc thời tiết lạnh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt thứ phát gây ra một số vấn đề như mủ ở mắt.

trẻ sơ sinh bị ghèn mắt

Tắc tuyến lệ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mắt đổ ghèn ở trẻ sơ sinh.

Do đó, nếu mắt có nhiều triệu chứng và bị đổ ghèn thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị tắc tuyến lệ. Hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi sau một vài tháng. Nên sau khoảng thời gian này, tình trạng mắt bị đổ ghèn cũng sẽ biến mất.

Bị dị vật ở trong mắt

Những dị vật nhỏ như: Lông thú cưng, lông mi, cát, bụi bẩn… có thể bám vào mi mắt và không được loại bỏ kịp thời, có thể sẽ tự động phản ứng bằng việc tiết ra mủ và ghèn. Để phát hiện trẻ đổ ghèn do bị dị vật ở trong mắt cha mẹ nên qua sát mắt của con, nếu có những triệu chứng như nhiễm trùng mắt mà điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh mà không đỡ thì nguyên nhân có thể do có dị vật ở trong mắt.  

Mắt đổ ghèn do mắt bị nhiễm bẩn

Trẻ sơ sinh thường vô thức đưa tay lên mắt hoặc tay của cha mẹ không đảm bảo vệ sinh trước khi chạm vào mắt của con. Do đó, vi khuẩn và các chất bẩn bám vào tay có thể gây hại cho mắt, làm tăng nguy cơ đổ ghèn ở mắt.

trẻ sơ sinh bị ghèn mắt 1

Tay của cha mẹ không đảm bảo vệ sinh trước khi chạm vào mắt của con cũng là nguyên nhân khiến mắt bị đổ ghèn ở trẻ nhỏ

Mắt đổ ghèn là dấu hiệu của những bệnh gì?

Nếu mắt đổ ghèn nhiều vào buổi sáng kèm hiện tượng nhìn không rõ thì có thể người bệnh đã bị hội chứng khô mắt. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân nên đeo kính râm ra đường, hạn chế  ngồi điều hòa, tránh nhìn sát máy tính. Nếu tình trạng này không tiến triển tốt hơn thì người bệnh nên đi khám để được kiểm tra và tư vấn điều trị.

Với những người mắt ra nhiều ghèn kèm theo các triệu chứng như đau rát, đỏ mắt, hai mí sưng đỏ, chảy nước mắt…thì có thể người bệnh đã bị viêm nhiễm, thường gặp nhất là bệnh viêm kết mạc. Khi gặp hiện tượng này, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt có nguy hiểm hay không?

Đổ ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là phổ biến và hiếm khi nguy hiểm. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chảy nước mắt là ống tuyến lệ bị tắc. Nước mắt hình thành trong tuyến lệ, ngay phía trên mắt có nhiệm vụ giúp làm sạch và bôi trơn bề mặt của mắt. Ống dẫn nước mắt, là một ống nhỏ nằm ở góc mắt gần mũi. Khi chớp mắt, mí mắt đẩy dịch nước mắt vào những ống dẫn này, sau đó chảy vào mũi. Nếu ống dẫn nước mắt bị tắc, dịch không thể chảy ra khỏi bề mặt của mắt. Tắc nghẽn có thể gây chảy nước mắt và dịch nhầy đọng lại ở các khóe.

Mách bạn một số biện pháp phòng ngừa mắt đổ ghèn

Để phòng ngừa hiện tượng ghèn ở mắt cần áp dụng theo các mẹo đơn giản sau:

  • Rửa tay thật sạch trước khi lau hoặc vệ sinh vùng mắt. Không nên dụi mắt, chạm tay vào mặt, mí mắt để tránh mắt bị nhiễm trùng.
  • Nếu sau khi thức dậy vào buổi sáng thấy mắt đổ ghèn hãy dùng một miếng bông gòn hoặc một chiếc khăn ẩm sạch thấm nước lau riêng cho mỗi mắt và lưu ý là lau từ khóe mắt ra ngoài để tránh lây nhiễm sang mắt còn lại.
  • Tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, khăn tắm,máy rửa mặt hoặc đồ trang điểm với người khác.
  • Luôn giữ cho khăn mặt, khăn tắm, máy rửa mặt và khăn trải giường được giặt sạch và phơi khô thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Và nếu bạn nhạy cảm với thuốc nhỏ mắt, hãy thử sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản.
Ghèn mắt 1

Một số biện pháp phòng tránh mắt đồ ghèn

Nếu bạn thường xuyên sử dụng kính áp tròng thì chỉ nên đeo trong giới hạn thời gian cho phép, trước khi đi ngủ phải nhớ tháo kính ra và vệ sinh sạch sẽ.

 

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám các bệnh lý về mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88.

DND-dat-lich-kham

——————

Tài liệu tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324571

https://www.webmd.com/eye-health/newborn-eye-discharge

https://www.healthline.com/health/eye-boogers

5/5 - (1 vote)