(Tiếng Việt) Dấu Hiệu Bệnh Glocom: Phát Hiện Sớm Để Ngăn Ngừa Mù Lòa

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Glocom là một trong những bệnh lý nghiêm trọng nhất về mắt, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh Glocom trong bài viết dưới đây để bảo vệ thị lực của mình nhé!

Bệnh glocom là gì ?

Bệnh glocom hay còn gọi là bệnh cườm nước hoặc thiên đầu thống. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở đối tượng tuổi trung niên, tuy nhiên người trẻ hiện nay vẫn có thể mắc bệnh.

Người bị bệnh Glocom áp lực trong mắt sẽ tăng lên dẫn tới tổn thương dây thần kinh thị giác và nếu không phát hiện và điều trị sớm thì dây thần kinh sẽ bị tổn thương nặng nề và dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh Glocom là bệnh lý mắt phổ biến và đáng lo ngại, chúng đứng đầu trong những nguyên nhân gây mù lòa

Nguyên nhân dẫn đến bệnh glocom

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Glocom, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

a) Do bẩm sinh và di truyền

Nguyên nhân gây ra bệnh glocom bẩm sinh đến nay vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Trẻ có thể bị di truyền do tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh.  Một số ý kiến khác cho rằng nguyên nhân là do sự phân tách của cơ mi và mống mắt ra khỏi vùng bè kém. Nếp thể mi cùng với cơ thể mi bị kéo ra phía trung tâm, cựa củng mạc vì thế bị dịch chuyển ra phía trước. Chính cấu tạo bất thường này làm cản trở dịch thủy lưu thông, gây ra tắc ứ dẫn đến bệnh lý tăng nhãn áp bẩm sinh.

b) Do sử dụng hóa chất hoặc thuốc

Một số loại thuốc và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glocom, đặc biệt là khi sử dụng không đúng cách hoặc kéo dài như: Corticoid (Steroid) làm tăng sức cản dòng chảy của thủy dịch, gây tích tụ thủy dịch trong mắt và tăng áp lực nội nhãn (IOP). Thuốc kháng cholinergic làm giảm khả năng thoát thủy dịch, đặc biệt nguy hiểm với những người có nguy cơ bị Glocom góc đóng.

c) Chấn thương mắt và bệnh nền

Khi bị chấn thương trực tiếp như: Các va đập hoặc tổn thương mạnh làm thay đổi cấu trúc mắt, gây cản trở lưu thông thủy dịch là nguyên nhân gây ra bệnh Glocom.

Ngoài ra, người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, viêm màng bồ đào cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Glocom.

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh Glocom

Glocom là bệnh có nhiều thể bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau nên triệu chứng và biểu hiện của bệnh cũng rất khác nhau, sẽ tùy theo thể loại bệnh. Trong đó sẽ được chia làm 2 thể bệnh chính là Glôcôm góc đóng và Glocom góc mở. Có một điều nguy hiểm là ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này là các biểu hiện, triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị người bệnh bỏ qua dẫn đến khi phát hiện bệnh đã nặng.

a) Biểu hiện của Glôcôm góc mở

Glaucoma. Illustration showing open-angle glaucoma. Intraocular pressure in the back of the eye

So sánh glocom ở mắt thường (bên trái) và glocom góc mở (bên phải).

– Có diễn tiến chậm và thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Bệnh âm thầm tiến triển mạn tính, và lần lượt phát triển qua từng giai đoạn. Người bệnh thường không nhận thấy sự giảm sút thị lực nên khi đi khám thì đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã trở nặng. Khi bệnh tiến triển, thị lực trung tâm cũng bị ảnh hưởng.

b) Biểu hiện của bệnh Glocom góc đóng cấp tính

 Khi có những biểu hiện của Glocom góc đóng cấp tính người bệnh cần được cấp cứu ngay. Điển hình là các biểu hiện như:

  • Đau mắt dữ dội, có thể lan lên đỉnh đầu gây đau đầu. Nhãn cầu căng cứng như hòn bi.
  • Nhìn mờ đột ngột, có thể thấy quầng sáng xung quanh nguồn sáng.
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt, mi nề, sợ ánh sáng.
  • Mắt có thể bị cứng khi sờ nhẹ. Đôi khi có cảm giác căng tức mắt hoặc khó chịu.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, ỉa chảy, bụng đau vật vã, mồ hôi đầm đìa, nên nhiều người chủ quan cảm tưởng là sốt tự chữa, đến khi tới viện mắt đã bị mù lòa.

Phương pháp điều trị bệnh Glocom

Cho tới hiện tại, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh Glocom. Mục đích của việc điều trị bệnh Glocom là làm chậm tiến triển của bệnh giúp hạn chế tổn thương dây thần kinh thị giác. Để điều trị Glocom bác sĩ sẽ căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh để có phương án điều trị phù hợp, có thể phải điều trị bằng thuốc, laser hoặc can thiệp phẫu thuật.

Các loại thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể kể đến như: travatan 0,004%, betoptic S, pilocarpin 1%, 2%, glycerol, Timolol 0,25%, 0,5%, alphagan P, lumigan, azopt, acetazolamide 250mg, manitol… Tuy nhiên, vì các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh nên cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng bừa bãi.

Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị bệnh Glocom: Mổ bằng laser, cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch.

Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Sau khi được phẫu thuật, người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi vì có không ít người bệnh sau khi phẫu thuật lại bị tái phát.

Bác sĩ thăm khám mắt cho người bệnh bằng hệ thống máy móc hiện đại để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.

Glocom là bệnh có thể gây mù vĩnh viễn, do đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều sẽ giúp gia tăng khả năng bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Khi có một hay cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để kiểm tra và chẩn đoán sớm. Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao đã nêu ở trên, việc đi khám mắt định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

 

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một trong những bệnh viện chuyên khoa Mắt hàng đầu tại miền Bắc,  sở hữu đội ngũ bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu trong nước và Quốc tế. Tại Trung tâm Đáy mắt của bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị Glocom bằng các loại máy móc hiện đại: hệ thống Laser đa điểm Valon 5G Multi spot Laser, máy chụp cắt lớp VM OCT Cirrus HD-OCT… Ngoài ra, với quy trình thăm khám và phác đồ điều trị khoa học, bệnh nhân sẽ có được kết quả tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên của Bệnh viện Mắt Quốc tế DND đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về bệnh Glocom để chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho cả gia đình.

Để biết thêm nhiều thông tin các bệnh về mắt, bạn có thể truy cập vào https://matquocte.vn/ nhé!

5/5 - (1 vote)