(Tiếng Việt) Bệnh mù màu – dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Bệnh mù màu không gây nguy hiểm đến tính  mạng nhưng người bệnh sẽ gặp khó khăn trongcông việc, sinh hoạt hàng ngày như tham gia giao thông, làm các công việc liên quan đến màu sắc..

Bệnh mù màu là gì?

Bệnh mù màu (rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác). Là một bệnh về mắt khiến cho người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc.

Cụ thể là, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các sắc thái nhất định của màu xanh lá cây và màu đỏ. Trong đó, tình trạng mù màu không phân biệt được màu vàng và xanh dương thường ít phổ biến hơn. Bệnh mù màu không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nhưng nó ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Bệnh mù màu là bệnh về mắt khiến cho người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc.

Bệnh mù màu là bệnh về mắt khiến cho người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỉ lệ người phương Đông bị mù màu ít hơn người phương Tây. Theo thống kê thì có tới 8-9% người phương Tây bị mù màu trong đó số người bị mù màu ở phương Đông chỉ chiếm 4-5% .

Bệnh mù màu lần đầu tiên được phát hiện bởi người đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử chính là nhà vật lý học nổi tiếng John Dalton.

Giống như câu truyện trái tao của Newton việc Dalton phát hiện ra cân bệnh này cũng rất tình cờ khi trong một lần mua tất cho mẹ ông đã mua phải một đôi tất màu đỏ trong khi vẫn tin đó là màu gụ.

Nguyên nhân gây ra mù màu ở mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mù màu ở mắt, trong đó có các nguyên nhân điển hình như sau:

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, bệnh mù màu xảy ra khi người bệnh gặp phải các vấn đề của các sắc tố trong mắt, đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù màu. Về mặt cấu tạo, trên võng mạc có các tế bào phản xạ với ánh sáng được gọi là tế bào que và tế bào nón. Ở đó, tế bào nón có chứa sắc tố màu phản xạ với các bước sáng khác nhau của ánh sáng nên nếu tế bào nón có chứa tất cả các sắc tố đúng thì thị lực sẽ tốt, nhưng chỉ một sắc tố bị sai lệch thì sẽ khiến người bệnh không nhìn thấy một số màu.

  • Do rối loạn di truyền: Là một bệnh di truyền, bệnh mù màu có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính bệnh gây ra do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Gen này là gen lặn. Nếu con trai nhận được gen này ở người mẹ thì không thể phân biệt được màu sắc vì nhiêm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.
    Với với con gái, chỉ bị bệnh này nếu có 2 gen mù màu, 1 của mẹ và 1 của bố mặc bệnh di truyền sang. Nếu con gái chỉ có 1 gen bị bệnh tình sẽ không sao, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át được gen bệnh. Đó là lí do vì sao nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh mù màu là do gen di truyền.

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh mù màu là do gen di truyền.

  • Do bệnh nhân mắc một số bệnh về mắt võng mạc, đục thủy tinh thể, bệnh Parkinson, thoái hóa hoàng điểm, bệnh bạch cầu, bệnh Alzheimer, nghiện rượu mãn tính và thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Do sử dụng một số thuốc làm thay đổi nhìn màu sắc như thuốc cao huyết áp, nhiễm trùng, bệnh tim, rối loạn thần kinh.
  • Lão hóa cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh mù màu.
  • Do người bệnh tiếp xúc với các hóa chất mạnh như phân bón styrene, disulfua cacbon có thể gây mất màu sắc thị giác

DND-dat-lich-kham

Những dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu

Những dấu hiệu điển hình của bệnh mù màu có thể chia làm 3 dạng như sau

  • Khuyết sắc: Là tình trạng người bệnh không thể phân biệt giữa một số màu với nhau như đỏ và lục hay xanh da trời và vàng

Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu là bệnh không phân biệt được một số màu sắc nhất định như đỏ, xanh lá

Dấu hiệu nhận biết bệnh mù màu là bệnh không phân biệt được một số màu sắc nhất định như đỏ, xanh lá

  • Hoàn toàn: Là trường hợp người bệnh không thể phân biệt giữa các màu sắc
  • Chỉ thấy được màu trắng, xám và  đen tỉ lệ % ở trường hợp này rất hiếm.

Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra.

Điều trị bệnh mù màu thế nào?

Bệnh mù màu phần lớn không có các điều trị triệt để bởi đây là một bệnh di truyền liên quan tới gen. Tuy nhiên có thể chẩn đoán được bệnh mù màu trước sinh. Có một số phương pháp giúp tăng nhận thức về màu sắc của người mắc bệnh mù màu như:

Sử dụng kính lọc màu dựa trên bộ lọc Bragg. Những chiếc kính này được đánh giá hiệu quả cao, tuy nhiên giá thành khá mắc và hơi cồng kệnh do vậy nó không tương thích với các loại kính mắt điều chỉnh thị lực khác.

Những chiếc kính lọc màu với rất nhiều màu sắc khác nhau

Những chiếc kính lọc màu với rất nhiều màu sắc khác nhau

Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu về một dẫn xuất rhodamine được kết hợp trong kính áp tròng thương mại để lọc ra các dải bước sóng cụ thể điều chỉnh mù thị lực màu. Đánh giá kính áp tròng nhuộm trong nguyên bào sợi giác mạc và tế bào biểu mô giác mạc ở người cho thấy không có độc tính và khả năng sống của tế bào vẫn ở mức 99% sau 72 giờ. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của kính áp tròng nhuộm trong lọc bước sóng và quản lý thiếu thị lực màu.

Chia sẻ cách phòng tránh bệnh mù màu

Bệnh mù màu mặc dù không gây  gây ảnh hưởng xấu và biến chứng về sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, lao động của người bị bệnh. Do đó, ngoài yếu tố di truyền thì cần loại trừ những tác động xấu có thể ảnh hưởng thị giác.

  • Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, nhất là bé trai cần được thăm khám tại bệnh viện mắt và kiểm tra sắc giác định kỳ bằng bảng thiết kế đặc biệt. Việc kiểm tra sớm trong lứa tuổi đi học sẽ giúp phát hiện các bất thường của sắc giác, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tránh những khó khăn mà trẻ gặp phải. Đặc biệt, việc tầm soát này rất cần thiết đối với một số ngành nghề đặc thù như:  thiết kế, đồ họa, phi công, tài xế…

Trẻ từ 3-5 tuổi, đặc biệt là bé trai cần được thăm khám và kiểm tra sắc giác định kỳ bằng bảng thiết kế đặc biệt

Trẻ từ 3-5 tuổi, đặc biệt là bé trai cần được thăm khám và kiểm tra sắc giác định kỳ bằng bảng thiết kế đặc biệt

  • Chăm sóc sức khỏe, lưu ý các bệnh nội khoa có thể dẫn đến mù màu như: Cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và chú ý kiểm tra bộ nhiễm sắc thể trước khi kết hôn để có cách phòng tránh cho con sau này.
  • Khi làm việc trong môi trường độc hại cần mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất. Tránh các chấn thương vùng mắt, vùng đầu, dễ gây tổn thương đến thị giác
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi gặp những vấn đề bất thường về thị giác. Đặc biệt chú ý, không được tự ý dùng thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên tránh lựa chọn những công việc đòi hỏi nhận thức về màu sắc như họa sĩ, thiết kế đồ họa, phi công… học cách khắc phục và thích nghi với tình trạng này

DND-lien-he

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về bệnh mù màu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám các bệnh lý về mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88.

————————-

Xem thêm

Góc nhìn của người mù màu sẽ như thế nào ? liệu bạn có biết

Những điều chưa biết về bệnh mù màu

Tài liệu tham khảo

 

4/5 - (1 vote)