Chấn thương bán phần trước
    • Tiếng Việt
    • English
  • Hotline:0969.128.128

  • 1. Rách kết mạc và xuất huyết dưới kết mạc:
    – Cần chắc chắn l không có chấn thương xuyên thấu nhãn cầu. Nếu nghi ngờ phải thăm khám nhãn cầu một cách kỹ lưỡng. BN nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám.
    – Thường rách kết mạc không cần khâu, nhiều trường hợp rách kết mạc rộng cần được khu phủ lại. Xuất huyết kết mạc không gây nguy hiểm cho mắt.
    – Xử trí: Giữ sạch vết thương, kháng sinh tại chỗ, giảm phù nề, có thể không cần khâu, tự lành.
    2. Dị vật giác mạc và kết mạc:
    2.1. Dị vật giác mạc: Nông và sâu
    – Dị vật giác mạc nông: Dị vật nằm ngay trên giác mạc hay trước 1/3 bề dày giác mạc
    – Xử trí: Tại phòng cấp cứu. Nhỏ tê tại chỗ và lấy dị vật bằng kim vô trùng dưới sinh hiển vi
    – Dị vật giác mạc sâu: Dị vật nằm sâu trong nhu mô đe dọa rơi vào tiền phòng.
    – Xử trí: Nhập viện để lấy dị vật tại phòng mổ
    + Nếu dị vật có từ tính, lấy bằng nam châm điện
    + Nếu dị vật không có từ tính, lấy bằng pince nhỏ
    + Nếu dị vật sắt nằm trong giác mạc nhiều giờ vòng rỉ màu da cam nâu phải lấy bằng máy khoan răng chạy pin.
    2.2. Dị vật kết mạc:
    – Xử trí: Nhỏ tê tại chỗ, lấy dị vật kết mạc bằng Cigarette. Nếu dị vật bằng kính  gắp mảnh kính vỡ ra.
    3. Xước giác mạc: Lớp biểu mô tổn thương nhưng chưa rách giác mạc.
    – Triệu chứng: Đau, xốn, chảy nước mắt…
    – Xử trí: Giữ vệ sinh, dùng thuốc nhỏ kháng sinh, lớp biểu mô còn lành sẽ tạo nhanh, chú ý tránh nhiễm trùng.
    4. Viêm mống mắt do chấn thương: Xảy ra sau chấn thương đụng dập hoặc một chấn thương xuyên.
    – Triệu chứng: Sợ ánh sáng, chảy nước mắt, thị lực giảm, cương tụ rìa, phản ứng thể mi (+).
    – Khám mắt:
    + Dính mống mắt
    + Tít đồng tử có thể có màng xuất tiết mặt trước thể thủy tinh
    + Tyndall (+) tiền phòng.
    – Điều trị:
    + Liệt thể mi
    + Corticoid tại chỗ
    5. Giãn đồng tử và co đồng tử do chấn thương:
    Thường gặp sau một chấn thương đụng dập, thường đi kèm với những tổn thương khác (lệch thể thủy tinh, xuất huyết dịch kính, tăng nhãn áp).
    Nguyên nhân: Sau chấn thương đụng dập rách cơ vòng mống mắt, đồng tử liệt đờ, không phản xạ có thể gây biến dạng đồng tử vĩnh viễn.
    6. Rách chân mống mắt:
    Chấn thương đụng dập mạnh phần trước nhãn cầu có thể tách chân mống mắt ra khỏi thể mi, gây xuất huyết tiền phòng.
    Nếu rách nhỏ không gây song thị, không bị chói. Điều trị nội khoa, theo dõi đến khi có một phẫu thuật cùng loại sẽ xử trí chung.
    Nếu rách rộng có thể tạo ra nhiều đồng tử và song thị phải phẫu thuật tạo hình lại chân mống mắt

    7. Tách thể mi: Gây nhãn áp thấp mạn tính và phù hòang điểm trung tâm.
    8. Xuất huyết tiền phòng:
    Do chấn thương các mạch máu ở ngoại vi mống mắt hay phần trước thể mi (mống mắt – thể thủy tinh lùi sau, giãn củng mạc ở vùng xích đạo), đứt vòng động mạch lớn của mống mắt, các nhánh động mạch của thể mi hoặc động tĩnh mạch hồi qui của hắc mạc.
    * Xuất huyết tiền phòng nhẹ: Mới và ít máu, thường tiên lượng tốt, tiêu trong 2 – 3 ngày, ngay cả xuất huyết nhiều cũng có thể có tiên lượng tốt.
    Xử trí:
    – Nghỉ ngơi
    – Uống nước nhiều
    – Liệt thể mi
    – Thuốc nhỏ tại chỗ: kháng sinh, kháng viêm thuốc chống tiêu sợi huyết, Acid Aminocaproic (Amican) Tranexamic.
    * Xuất huyết tiền phòng nặng: Chảy máu liên tục đầy cả tiền phòng, thị lực giảm.
    Xử trí: Nội trú theo dõi nhãn áp, tiến triển bệnh không để thấm máu giác mạc.
    – Giảm khả năng xuất huyết tiên phát và điều trị nhãn áp cao do nhãn áp cao làm tăng nguy cơ thấm máu giác mạc và teo thị thần kinh. Điều trị phối hợp bằng nhỏ thuốc hạ áp.
    – Kháng viêm
    – Nếu sau một tuần không tan máu tiền phòng, phải chọc tiền phòng và rửa bằng NaCl 9‰ đề phòng thấm máu giác mạc.
    * Biến chứng xuất huyết tiền phòng: Máu tiền phòng để lâu:
    – Máu đóng thành cục lắng vào góc tiền phòng gây tăng nhãn áp thứ phát
    – Máu thấm vào các lớp sâu giác mạc tạo thành đĩa máu giác mạc, teo thị thần kinh, đục thể thủy tinh.

    9. Lệch và đục thể thủy tinh sau chấn thương:
    Chấn thương đụng dập nhãn cầu gây đứt dây Zinn và lệch thể thủy tinh (thường đứt ≥ 25% nếu lệch thể thủy tinh).
    Lâm sàng:
    – Song thị
    – Thị lực giảm
    – Rung rinh mống mắt
    – Có thể thấy dịch tiền phòng
    – Thể thủy tinh lệch ra tiền phịng: Gây tăng áp thứ phát mắt đau nhức phải mổ cấp cứu
    – Thể thủy tinh (cưỡi ngựa) nghẽn bờ đồng tử: Gây tăng áp thứ phát phải phẫu thuật cấp cứu
    – Nếu thể thủy tinh lệch không gây tăng nhãn áp: Theo dõi thể thủy tinh có thể đục sau chấn thương một thời gian (không có lệch thể thủy tinh) thường bắt đầu bằng những vết đục dưới bao.

    Đội ngũ Bác sỹ

    Các thông tin trên website Matquocte.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. DND không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Chính sách quản lý bảo vệ, khai thác & đảm bảo an toàn thông tin khách hàng sử dụng website.

    Copyright 2023 International Eye Hospital | All right reserved. Address: 128 Bùi Thị Xuân Str, Hà Nội.

    show hide
    go top