15 lý do khiến mắt bạn thường xuyên bị đỏ

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Mắt bị đỏ là một triệu chứng khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản như mỏi mắt cho đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vậy, tại sao mắt lại bị đỏ? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu 15 lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng này.

 

Các nguyên nhân phổ biến gây đỏ mắt

1. Mỏi mắt

Nếu dùng máy tính, điện thoại, đọc sách quá lâu, mắt bạn sẽ dễ đỏ lên. Bạn nên có thời gian nghỉ ngơi và chú ý chớp mắt nhiều hơn.

 

2. Khô mắt

Bạn bị khô mắt khi mắt không sản xuất đủ nước mắt để giữ ẩm. Trong vài trường hợp, chất lượng nước mắt kém cũng gây khô mắt. Mắt bạn dễ bị đỏ, ngứa và nhạy cảm.

 

3. Dị ứng

Khi mắt phản ứng với các dị vật như phấn hoa, bụi, lông động vật…

 

4. Viêm kết mạc

Đây là căn bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất, gây ra tình trạng mắt đỏ. Bệnh này phổ biến ở trẻ em, xảy ra do viêm nhiễm ở lớp màng trong của mí mắt và phủ lên phần trắng của nhãn cầu. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, không nên để trẻ tới trường học vì bệnh này rất dễ lây.

 

5. Viêm mí mắt

Viêm mí mắt là tình trạng bờ mi mắt bị viêm, xuất hiện cảm giác ngứa, bỏng rát, đỏ và phù gây khó chịu nhiều cho người bệnh, làm mất tập trung, giảm tầm nhìn. Bệnh thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và ửng đỏ.

 

6. Viêm màng bồ đào

Đây là tình trạng sưng viêm màng giữa của mắt, giữa lòng trắng và con ngươi. Các triệu chứng khác bao gồm đau mắt, mờ mắt và nếu không được chữa trị sẽ gây ra mất thị lực vĩnh viễn.

 

7. Chấn thương mắt

Chấn thương mắt có thể xảy ra do chấn thương sau tai nạn và dị vật, hóa chất rơi vào mắt. Các triệu chứng thường gặp là đau, sưng và đỏ mắt.

 

8. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng mắt là bệnh phổ biến về mắt gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi hoặc các tác nhân vi sinh khác làm cho mắt khó chịu, đỏ và sưng lên.

 

9. Sử dụng kính áp tròng không đúng cách

Đeo kính sát tròng quá lâu và không bảo quản đúng cách có thể gây đỏ mắt, kích ứng mắt hoặc nhiễm trùng.

 

10. Thói quen dụi mắt

Một thói quen khác cũng dễ gây viêm nhiễm, đau mắt là do dụi mắt liên tục. Việc dụi mắt thường xuyên có thể làm trầy xước giác mạc, gây đỏ mắt và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

 

1 Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu bia, caffeine,…

Khi uống bia rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể, đồng thời gây kích ứng cho mắt như giảm thị lực, khô mắt, đỏ mắt do xuất huyết kết mạc.

 

12. Thiếu ngủ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mỏi mắt, mắt đỏ và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày, khả năng cao mắt bạn sẽ đỏ lên.

 

13. Tăng nhãn áp

Nếu mắt đỏ, đau và mất thị lực, buồn nôn, bạn có thể bị tăng nhãn áp. Triệu chứng khác bao gồm nhìn thấy vòng đen quanh ánh sáng. Bệnh này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chữa kịp thời.

 

14. Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn thường xuyên dùng nước nhỏ mắt trong thời gian dài, bạn dễ bị tác dụng ngược khiến mắt đỏ lên.

 

15. Tiếp xúc với ánh sáng mạnh

Ánh nắng mặt trời quá gắt có thể gây kích ứng, đỏ mắt. Đặc biệt là khi bạn phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm chống tia cực tím.

 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng mắt đỏ kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, nhìn mờ hoặc giảm thị lực, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Làm sao để khắc phục tình trạng mắt đỏ?

Dưới đây là một số cách thường được áp dụng để khắc phục tình trạng mắt đỏ:

  • Chườm ấm: Dùng một chiếc khăn sạch hoặc một miếng gạc sạch nhúng vào nước ấm và vắt rồi chườm lên mắt trong khoảng 10 phút. Việc này sẽ giúp máu lưu thông và đồng thời kích thích tăng tiết chất nhờn ở mi mắt, giúp mắt của bạn khỏe hơn, hoạt động tốt hơn. 
  • Chườm lạnh: Nếu chườm ấm không hiệu quả, bạn có thể chườm lạnh. Đây là cách giúp giảm sưng mắt, giảm ngứa mắt và cũng có thể giảm tình trạng đỏ mắt. 
  • Nước mắt nhân tạo: Giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn, phù hợp với những trường hợp đỏ mắt do khô mắt.
  • Ngừng sử dụng kính áp tròng: Các chất liệu của kính áp tròng làm tăng khả năng nhiễm trùng và kích thích ở mắt. Nếu bạn bị đỏ mắt do đeo kính áp tròng thì không nên sử dụng loại kính này nữa. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. 
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn cần thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ cho cơ thể, cũng như đôi mắt của chính mình.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, caffeine,…
    • Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống của mình: cá hồi, các loại hạt,…
    • Uống 2 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp bạn cải thiện tình trạng đỏ mắt. 
  • Chú ý tới môi trường xung quanh: Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh sáng mạnh, phấn hoa, khói bụi,…

Mắt đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín. Hy vọng rằng những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho bạn.

 

Đừng quên truy cập vào website của Bệnh viện Mắt Quốc tế DND để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về mắt nhé!

5/5 - (1 vote)