Lẹo ở mắt có tự khỏi không? Phải làm gì khi bị lẹo mắt?

Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính ở vùng lông mi. Nổi lẹo làm mí mắt sưng to, gây cản trở cho việc quan sát. Lẹo mắt bao lâu thì khỏi, có thể tự khỏi không là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân và triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm cấp tình vùng mi mắt. Nguyên nhân xuất phát là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn có tên là staphylocoque xâm nhập vào mắt gây nên. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát nốt lẹo vì vị trí xuất hiện lẹo thường là vùng da sát với bờ mi mắt. Bên cạnh tác nhân chính do vi khuẩn và tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi, lẹo mắt còn có thể hình thành do một số tác động từ bên ngoài như:

  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt có chất lượng kém hoặc đã hết hạn sử dụng;
  • Sử dụng khăn rửa mặt chung với người khác;
  •  Viêm mi mắt mạn tính;
  • Tay chưa được vệ sinh sạch để thay kính áp tròng;
  • Thường xuyên đưa tay bẩn lên dụi mắt;
  • Có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thực đơn có nhiều đồ ăn cay và nóng.
lẹo mắt bao lâu thì khỏi

Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm cấp tình vùng mi mắt

 

Triệu chứng thường gặp khi bị lẹo mắt là:

  • Mí mắt sưng đỏ;
  • Cảm giác ngứa vùng mi mắt;
  • Vùng mi mắt bị đau nhức;
  • Nốt lẹo là một khối cứng, kích thước cỡ hạt gạo kèm theo có nhân mủ trắng.

DND-lien-he

Các dạng lẹo mắt thường gặp

Bệnh nhân bị lẹo mắt có thể là một trong các dạng lẹo sau:

  • Lẹo mắt trong mắc do nhiễm trùng tuyến nhầy của bờ mi mắt: Vị trí lẹo là ở mặt trong của mi mắt, dùng tay lật mí mắt lên mới nhìn thấy được khối lẹo;
  • Lẹo mắt ngoài mắc do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo mắt là một nốt đỏ, gây sưng đau vùng bờ mi, vị trí lẹo là phía ngoài của bờ mi mắt. Lẹo mắt ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu;
  • Đa lẹo: Đây là tình trạng bị cùng lúc nhiều đầu lẹo trên một mí hoặc cả hai mí mắt.
lẹo mắt bao lâu thì khỏi

Đa lẹo là một trong ba dạng lẹo mắt thường gặp

Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi mổ cận

Lẹo mắt bao lâu thì khỏi và có tự khỏi được không?

Khi bị lẹo mắt người bệnh sẽ gặp nhiều khó chịu bởi những cảm giác đau nhức, vướng cộm và khó quan sát. Mặc dù vậy, lẹo mắt là một bệnh lành tính và không quá nghiêm trọng.

Vậy lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Các chuyên gia về Nhãn khoa cho biết, lẹo mắt có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Mủ của nốt lẹo sẽ vỡ ra và các tình trạng đau nhức sẽ giảm dần.

Bệnh nhân có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh bằng cách, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh dùng khăn ấm chườm lên mắt khoảng 10-15 phút và thực hiện khoảng 3-5 lần mỗi ngày. Tác dụng của việc chườm bằng khăn ấm là giúp lấy sạch các chất tiết vàng vùng mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi đang bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý – loại dùng rửa mắt mỗi ngày. Trong khoảng thời gian bị lẹo mắt, bệnh nhân không được dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh vào nốt lẹo, bởi như vậy sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào mắt, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Không được trang điểm vùng mắt hay đeo kính áp tròng trong suốt thời gian điều trị lẹo mắt, lý do là vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho mắt.

lẹo mắt, lẹo mắt bao lâu thì khỏi

Chườm khăn ấm lên mắt bị lẹo để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh

 

Trường hợp bệnh nhân bị lẹo mắt và gặp các triệu chứng sau thì cần đến thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Mí mắt sưng to và không thể mở mắt bình thường;
  • Cảm giác đau vùng sưng lẹo nhiều lên ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà;
  • Cảm giác nóng rát vùng mí mắt;
  • Nốt lẹo chảy mủ hoặc có máu bất thường;
  • Mí mắt xuất hiện thêm các nốt mụn nước và bị phồng rộp;
  • Bệnh nhân bị sốt hoặc cảm giác ớn lạnh;
  • Thị lực suy giảm;
  • Lẹo mắt tái phát nhanh.

 

Một số biện pháp điều trị lẹo mắt thường được bác sĩ áp dụng là:

  • Thực hiện rạch một đường nhỏ tại nốt lẹo để dẫn lưu dịch mủ dưới hình thức gây tê cục bộ;
  • Kê đơn thuốc mỡ kháng sinh dùng cho vùng mi mắt hoặc thuốc nhỏ mắt có kháng sinh. Có thể kê thêm thuốc kháng sinh dùng đường uống đối với những trường hợp vùng da xung quanh mắt bị nhiễm trùng hoặc sau khi rạch dẫn lưu để tiêu lẹo;
  • Sử dụng thuốc tiêm steroid vào lẹo mắt để giảm triệu chứng sưng đau.
  • Bệnh nhân cần sử dụng thuốc và thực hiện chăm sóc mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng lẹo mắt nhanh khỏi nhất có thể.

DND-tu-van-mien-phi

Phòng ngừa lẹo mắt hiệu quả

Lẹo mắt dù có thể tự khỏi nhưng bệnh có thể tái phát, vì vậy, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lẹo mắt bằng các cách sau đây:

  • Tay khi chưa được rửa sạch cần tránh đưa lên mắt để dụi, chà xát vì như vậy vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào mắt và gây ra tình trạng nhiễm trùng;
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt;
  • Tránh dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mắt,… với người khác. Đặc biệt là không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị lẹo mắt, đau mắt;
  • Nếu muốn trang điểm vùng mắt thì nên sử dụng mỹ phẩm đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng và cọ trang điểm đã vệ sinh sạch;
  • Tránh để ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp vào mắt hay bụi bẩn ô nhiễm. Sử dụng kính râm hoặc tấm chắn mắt khi phải ra ngoài.

Nếu bệnh nhân gặp tình trạng bị viêm nhiễm vùng mắt gây đau, khó chịu nhiều cần sớm đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là bệnh viện chuyên khoa mắt được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi dịch vụ khám chữa bệnh tốt cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt lịch thăm khám có thể liên hệ qua số Hotline 1900 6966.

>> Xem thêm:

 

5/5 - (1 vote)