Bệnh giác mạc hình chóp là gì? Điều trị thế nào?

Bệnh giác mạc hình chóp là bệnh ở mắt hiếm gặp nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh khá mờ nhạt và chỉ khi đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hỗ trợ của máy móc hiện đại thì bệnh mới có thể được phát hiện.

Bệnh giác mạc hình chóp là gì?

Giác mạc bình thường sẽ có hình cầu, tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp thì giác mạc sẽ bị lồi ra, tạo thành hình chóp hay hình nón. Tình trạng của loại bệnh này được các nhà khoa học giải thích là do các sợi protein nhỏ có trong mắt (collagen) đóng vai trò giữ giác mạc ở đúng vị trí. Ở những bệnh nhân mắc giác mạc chóp, các sợi protein này bị yếu đi, chúng không còn khả năng giữ cho giác mạc đúng hình dạng mà ngày càng biến dạng thành hình nón.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác gây ra tình trạng lồi ra của giác mạc là do cơ thể không còn đủ chất chống oxy hóa để bảo vệ giác mạc. Lúc này các tế bào sẽ tạo ra các chất gây hại, có thể hiểu đơn giản qua hình ảnh một chiếc ô tô xả ra khí thải. Các chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các chất gây hại và bảo vệ các sợi collagen nhưng khi hàm lượng các chất oxy hóa bị suy giảm và ở mức độ thấp sẽ khiến collagen yếu đi, lúc này giác mạc sẽ bị phồng lên.

Các sợi protein nhỏ trong mắt suy yếu, làm giác mạc không còn ở đúng vị trí và dẫn tới bệnh giác mạc hình chóp

Các sợi protein nhỏ trong mắt suy yếu, làm giác mạc không còn ở đúng vị trí và dẫn tới bệnh giác mạc hình chóp

Nguyên nhân gây ra bệnh giác mạc hình chóp

Một số nguyên nhiên liên quan đến việc tạo thành hình chóp hoặc hình nón là:

Tuổi tác:

Bệnh giác mạc hình chóp thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên và ở mỗi bệnh nhân sẽ có tốc độ tiến triển bệnh khác nhau.

Tiền sử mắc các bệnh:

Ở những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc dị ứng hay có thói quen day dụi mắt, sốt theo mùa, hen suyễn, mắc eczema sẽ có nguy cơ mắc giác mạc hình chóp cao hơn.

Di truyền:

Các sợi collagen nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu ở những người có khiếm khuyết di truyền. Sợi collagen suy yếu sẽ khó giữ được giác mạc trong suốt, không duy trì được cấu trúc mái vòm, lúc này, giác mạc bắt đầu phình ra phía trước.

Thói quen sinh hoạt, môi trường sống:

Mắt phải tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi sẽ gây các bệnh dị ứng ở mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giác mạc hình chóp.

Nội tiết tố:

Bệnh giác mạc hình chóp thường được phát hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đây cũng là độ tuổi cơ thể con người có nhiều sự biến đổi về nội tiết tố nhất. Bên cạnh đó, bệnh cũng có được ghi nhận về việc xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Người có tiền sử mắc viêm kết mạc dị ứng có nguy cơ cao mắc bệnh giác mạc hình chóp

Người có tiền sử mắc viêm kết mạc dị ứng có nguy cơ cao mắc bệnh giác mạc hình chóp

DND-tu-van-mien-phi

Triệu chứng của bệnh giác mạc hình chóp

Một số triệu chứng phổ biến được ghi nhận ở những người mắc bệnh giác mạc hình chóp là thị lực mờ, kính đeo phải thay liên tục, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng… Loại bệnh này thường gây ảnh hưởng trên cả hai mắt và bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên từ 10 tuổi trở lên.

Tầm nhìn của người mắc giác mạc hình chóp sẽ thay đổi theo 2 cách sau:

  • Giác mạc thay đổi hình dáng từ hình cầu sang hình nón, bề mặt giác mạc từ nhẵn chuyển sang gợn sóng. Đây được gọi là hiện tượng loạn thị không đều.
  • Độ cận của bệnh nhân ngày càng tiến triển nặng. Bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách rất gần, xa hơn, bệnh nhân sẽ chỉ nhìn được mờ ảo, vật thậm chí còn biến dạng.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến các triệu chứng như:

  • Nhìn đôi hay nhìn song thị, nhìn 1 vật thành 2 khi quan sát bằng 1 hay cả 2 mắt;
  • Các vật ở gần hoặc xa nhìn bị mờ;
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh các vật phát sáng như bóng đèn;
  • Nhìn vệt sáng;
  • Tầm nhìn mờ ảo gây khó khăn khi lái xe.

Người mắc bệnh giác mạc hình chóp có thị lực nhìn mờ dù vật ở gần hay xa

Người mắc bệnh giác mạc hình chóp có thị lực nhìn mờ dù vật ở gần hay xa

Những biến chứng của bệnh giác mạc hình chóp

Bệnh giác mạc hình chóp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, về lâu dài bệnh sẽ tiến triển nặng, thậm chí sẽ đối mặt với nguy cơ mất hẳn thị lực. Vì vậy, bệnh nhân khi nhận thấy thị lực của mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đều phải đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm bản đồ giác mạc nếu thấy cần thiết, kê đơn sử dụng kính áp tròng cứng phù hợp với tình trạng của giác mạc. Nếu bệnh đã ở thể nặng, bệnh nhân cần tiến hành ghép giác mạc nhằm khắc phục tình trạng nhìn mờ.

Một số biến chứng khác của bệnh giác mạc chóp gồm giảm thị lực đột ngột, sẹo giác mạc do giác mạc phồng lên nhanh, mất thị lực,…

DND-dat-lich-kham

Điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Sử dụng kính:

Biện pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng tiến triển bệnh của mỗi bệnh nhân. Nếu mức độ giác mạc hình chóp trong khoảng từ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng kính mắt hoặc kính áp tròng.

  • Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm: Điều chỉnh thị lực mờ hoặc méo trong giai đoạn đầu của bệnh;
  • Sử dụng kính áp tròng cứng: Điều trị khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn tiếp theo. Kính áp tròng cứng được sử dụng để điều trị là kính được thiết kế riêng để phù hợp với giác mạc của từng người bệnh.
  • Sử dụng kính áp tròng tổng hợp: Loại kính này là sự kết hợp của kính áp tròng cứng và mềm. Bên trong kính cứng và vòng xung quanh phía ngoài sẽ là kính mềm. Loại kính này sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn.
  • Sử dụng kính áp tròng Scleral: Sử dụng kính này khi giác mạc hình chóp ở giai đoạn thứ hai. Loại kính áp tròng này sẽ to hơn loại thông thường, khi đeo kính sẽ lấn ra phần lòng trắng mắt (củng mạc).

Kính áp tròng sử dụng trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp phải do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Bệnh nhân khi tiến hành điều trị giác mạc hình chóp phải đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong quá trình tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi đáp ứng của giác mạc với kính, thay kính cho phù hợp với sự thay đổi của bệnh.

Kính áp tròng cứng là giải pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp mang lại hiệu quả tốt

Kính áp tròng cứng là giải pháp điều trị bệnh giác mạc hình chóp mang lại hiệu quả tốt

Phẫu thuật:

Phương pháp phẫu thuật Crosslinking là một phương pháp phẫu thuật có thể làm chậm tiến triển giác mạc hình chóp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng vitamin B2 nhỏ lên giác mạc, tiếp đó sẽ tiến hành chiếu tia cực tím để tạo ra các liên kết ngang nối các sợi collagen của giác mạc lại với nhau, từ đó góp phần làm tăng độ chắc của giác mạc cho bệnh nhân.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp đã ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ phải tiến hành một ca phẫu thuật đặt vòng trong nhu mô giác mạc để nhìn rõ hơn hoặc phải ghép giác mạc một phần hoặc toàn bộ giác mạc thì mới có thể khôi phục lại thị lực một cách tối đa.

Phẫu thuật Crossliniking để điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Phẫu thuật Crossliniking để điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là cơ sở y tế chuyên khoa mắt đầu tiên tại Hà Nội vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ nhãn khoa trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản không chỉ trong nước mà còn thường xuyên tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài. Hệ thống thiết bị y tế có tại Mắt Quốc tế DND đều được trang bị đồng bộ, hiện đại bậc nhất thế giới giúp nhanh chóng phát hiện ra các bệnh lý về mắt, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ hiệu quả nhất.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về bệnh lý giác mạc hình nón và cách điều trị hợp lý.

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại bệnh viện vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-lien-he

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/keratoconus/symptoms-causes/syc-20351352

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/keratoconus

https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-keratoconus

https://www.webmd.com/eye-health/eye-health-keratoconus

5/5 - (1 vote)