Bệnh xuất huyết võng mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Võng mạc là tổ chức thần kinh rất phức tạp nên khi bị xuất huyết võng mạc mà không xác định được chính xác nguyên nhân thì sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị. Và nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tái phát nhiều lần, làm suy giảm thị lực và xuất hiện điểm mù. Vậy nên ngay khi mắt gặp phải các dấu hiệu như đau, nhìn mờ, nhìn thấy màu đỏ trong mắt, hình ảnh trước mắt bị bóp méo… thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là biến chứng của bệnh lý mạch máu võng mạc, nó xảy ra khi máu không nằm trong mạch máu mà bị thoát ra ngoài võng mạc. Do phấn máu thoát ra ngoài có thể làm giảm lượng ánh sáng tiếp nhận nên xuất huyết võng mạc có thể gây nhìn mờ đột ngột, đau và đỏ mắt. Tình trạng nhìn mờ nhiều hay ít là tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết của bệnh nhân.

Xuất huyết võng mạc cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, tắc tĩnh mạch võng mạc… Đây là biểu hiện tiên lượng không tốt về những bệnh lý này, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thị giác của mắt.

Xuất huyết võng mạc là một biến chứng của bệnh lý mạch máu võng mạc

Xuất huyết võng mạc là một biến chứng của bệnh lý mạch máu võng mạc

Những nguyên nhân gây ra xuất huyết võng mạc

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc, nhưng hầu hết đều là những bệnh lý hoặc tổn thường có liên quan trực tiếp đến mạch máu. Cụ thể như:

  • Chấn thương vùng đầu gây ảnh hưởng tới mắt hoặc chấn thương ở mắt do tác động mạnh, lặp đi lặp lại.
  • Thay đổi áp suất nhanh như khi đi leo núi hoặc lặn sâu dưới biển.
  • Cận thị nặng.
  • Thoái hóa điểm vàng.
  • Bệnh viêm mạch máu võng mạc.
  • Bệnh phình mạch máu võng mạc.
  • Thiếu máu.
  • Tăng huyết áp (Huyết áp cao).
  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
  • Bệnh bạch cầu.

Khi bị xuất huyết võng mạc, cần xác định được chính xác nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị phục hồi nhanh chóng, hiệu quả. Bởi võng mạc là tổ chức thần kinh rất phức tạp nên nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tái phát nhiều lần, làm giảm thị lực và xuất hiện điểm mù.

Dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân bị xuất huyết võng mạc phải kể đến như:

  • Thị lực suy giảm, bệnh nhân nhìn sự vật thấy mờ hơn.
  • Xuất hiện tình trạng đỏ, đau mắt
  • Có thể cảm thấy như ruồi bay, mạng nhện trước mắt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thấy trong mắt có màu đỏ hoặc đôi khi thấy bóng đen, sương mù trước mặt…
  • Hình ảnh trước mắt bị bóp méo.
  • Một số bệnh nhân có thêm biểu hiện đau đầu.
  • Nghiêm trọng nhất là người bệnh đột nhiên không nhìn thấy gì, mất hoàn toàn thị lực.

Đau, đỏ mắt, nhìn mờ… là những dấu hiệu nhận biết của xuất huyết võng mạc

Đau, đỏ mắt, nhìn mờ… là những dấu hiệu nhận biết của xuất huyết võng mạc

Trên đây là những triệu chứng thường gặp của xuất huyết võng mạc. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục một phần, phục hồi rồi lại tái phát hoặc không phục hồi được.

Những biến chứng của xuất huyết võng mạc

Các biến chứng có thể phát sinh với bệnh nhân bị xuất huyết võng mạc với các rối loạn cơ bản sau đây:

  • Có khả năng mất thị lực vĩnh viễn.
  • Xuất huyết dịch kính.
  • Tăng nhãn áp mạch máu.
  • Tăng sinh xơ mạch ống kính.
  • Xơ hóa dưới mô.
  • Tân mạch hắc mạc (là tình trạng trong lớp hắc mạc xuất hiện thêm những mạch máu mới, kém chức năng và dễ vỡ. Lớp hắc mạc là một trong ba lớp cấu tạo của vỏ nhãn cầu).

DND-lien-he

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải?

Xuất huyết võng mạc là biến chứng của bệnh lý mạch máu võng mạc, do đó đối tượng có nguy cơ cao mắc phải xuất huyết võng mạc bao gồm:

  • Bệnh nhân bị cận thị nặng: Tật cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh sinh viên và giới văn phòng, khi tình trạng cận thị nặng dần lên thì có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc.
  • Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: Ở đối tượng này, võng mạc dễ bị tổn thương do hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu, dẫn đến thiếu máu ở võng mạc.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp: Bệnh nhân bị huyết áp cao dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ trong võng mạc, từ đó gây chảy máu trong mắt, phù gai thị và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh.
  • Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: Đối tượng này dễ gặp tình trạng các mạch máu bị vỡ, dẫn đến xuất huyết võng mạc.
  • Trẻ sơ sinh: Đặc biệt là trẻ sinh non, dễ gặp phải bệnh lý về võng mạc, xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển trong võng mạc. Các mạch máu này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ, gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý về võng mạc

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý về võng mạc

Cách điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện mắt có những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị xuất huyết võng mạc thì cần đưa bệnh nhân đến ngay các bệnh viện chuyên khoa mắt để được các bác sĩ thăm khám, xem xét mức độ tổn thương và vị trí xuất huyết võng mạc, để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Một số cách được sử dụng để điều trị xuất huyết võng mạc là:

  • Trước tiên cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc, việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tái phát, cũng như phòng ngừa xuất huyết võng mạc ở bên mắt còn lại.
  • Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bước điều trị xuất huyết võng mạc tiếp theo có thể là sử dụng các kỹ thuật mới như Laser, thuốc tiêm nội nhãn, vi phẫu mạch máu. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng xuất huyết võng mạc mà bệnh nhân cần sử dụng một hoặc cả ba phương pháp trên.
  • Nên bổ sung các vitamin A, B, C và E để làm tăng sự bền vững của thành mạch, cũng như chữa lành các mạch máu đã bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung các axit béo thiết yếu như omega-3 từ dầu cá và dầu hạt lanh…
  • Xuất huyết võng mạc là biến chứng của các bệnh lý mạch máu võng mạc như đái tháo đường, cao huyết áp, nên để tránh tái phát, và làm bệnh nghiêm trọng thêm thì cần điều trị và kiểm soát tốt các bệnh này.

DND-tu-van-mien-phi

Những phương pháp phòng ngừa xuất huyết võng mạc bạn nên biết

Để phòng ngừa bệnh xuất huyết võng mạc một cách hiệu quả nhất, dưới đây là những điều bạn cần chú ý:

Trong quá trình học tập và làm việc, thì bạn cần lưu ý những điều sau: Ngồi đúng tư thế, cung cấp đủ ảnh sáng cho nơi làm việc và học tập, hạn chế làm việc liên tục với các thiệt bị điện tử… Nên bảo vệ đôi mắt để tránh cận thị hoặc tránh tăng độ cận.

Những người bị huyết áp cao và đái tháo đường cần phải kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe bởi họ là đối tượng có nguy cơ xuất huyết võng mạc rất cao. Tập thể dục đều đặn, hình thành lối sống thư giãn lành mạnh, giảm áp lực tinh thần, cùng với việc có một chế độ ăn uống hợp lý là những biện pháp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và tiểu đường hiệu quả.

Kiểm soát chỉ số huyết áp, tiểu đường để ngăn ngừa xuất huyết võng mạc

Kiểm soát chỉ số huyết áp, tiểu đường để ngăn ngừa xuất huyết võng mạc

Phụ nữ mang thai thì cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và khoáng chất để củng cố cho độ bền của các mạch máu bởi trong thời gian thai kỳ, mẹ dễ bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về mạch máu.

Ngoài ra, cần theo dõi cẩn thận xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh, nhất là đối với trẻ sinh non, cha mẹ cần cho trẻ khám sàng lọc chuyên khoa mắt ngay sau sinh. Cha mẹ và người chăm sóc cũng cần lưu ý theo dõi kỹ triệu chứng bệnh ở trẻ để đưa đi thăm khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở mắt chẳng hạn như đỏ, đau nhức mắt hoặc nhìn mờ… thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng về xuất huyết võng mạc mà bệnh viện Mắt Quốc tế DND muốn gửi dến các bạn. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để có thể giữ cho đôi mắt của mình luôn được khỏe mạnh.

DND-dat-lich-kham

———————–

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826
https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-subconjunctival-hemorrhage
https://www.webmd.com/eye-health/subconjunctival-hemorrhage-eye-red-spot-causes
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17713-subconjunctival-hemorrhage
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702240/

5/5 - (1 vote)