Bệnh cườm mắt là gì? Cách phân biệt cườm khô và cườm nước

Bệnh cườm mắt có hai loại là cườm khô và cườm nước. Bệnh cườm mắt là nguyên nhân gây ra tình trạng mù lòa chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể.

Cườm mắt là gì?

Bệnh cườm mắt là tên gọi chung của hai chứng bệnh dễ mắc ở mắt là cườm khô (đục thủy tinh thể, cườm đá, cườm hạt) và cườm nước (cườm ướt, glaucoma, thiên đầu thống). Dù có tên gọi chung nhưng cườm khô và cườm nước là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, cả về nguyên nhân hay cách điều trị.

Bệnh cườm mắt là tên gọi chung của hai bệnh cườm khô và cườm nước

  Bệnh cườm mắt là tên gọi chung của hai bệnh cườm khô và cườm nước

DND-lien-he

 

Cách phân biệt cườm khô và cườm nước

Bệnh cườm khô và cườm nước đều gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị lực của mắt. Nếu cườm khô hay đục thủy tinh thể là nguyên nhân số một gây suy giảm thị lực ở người thì cườm nước hay glaucoma đứng ở vị trí thứ hai trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết giúp bạn phân biệt giữa hai bệnh này.

Tổng quan về bệnh cườm khô

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm khô là bệnh đục thủy tinh thể, bên cạnh đó còn có những tên gọi khác như cườm đá, cườm hạt. Bệnh được xác định khi tình trạng thủy tinh thể ở mắt đã bị mờ đục, rối loạn thị giác là biến chứng do bệnh gây ra. Trong cấu trúc mắt, thủy tinh thể là bộ phận chứa tỷ lệ protein cao (chiếm khoảng 30%), gồm nhiều loại protein khác nhau và được sắp xếp thứ tự để ánh sáng khi đi qua sẽ hội tụ trên võng mạc.

Tuy nhiên, khi tuổi tác cao cùng với tác động từ môi trường, thói quen sinh hoạt mà thủy tinh dần bị đục mờ. Khi thủy tinh thể bị đục mờ sẽ ngăn không cho ánh sáng lọt qua, làm võng mạc không thu được hình ảnh dẫn đến thị lực suy giảm và cuối cùng là dẫn đến mù lòa.

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm khô là bệnh đục thủy tinh thể, bên cạnh đó còn có những tên gọi khác như cườm đá, cườm hạt

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm khô là bệnh đục thủy tinh thể, bên cạnh đó còn có những tên gọi khác như cườm đá, cườm hạt

* Nguyên nhân gây cườm khô ở mắt:

Đục thủy tinh thể có thể được phân loại như sau:

  • Tuổi tác cao: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, độ tuổi thường gặp là những người từ 50 tuổi trở lên;
  • Biến chứng do bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường dễ gặp biến chứng là đục thủy tinh thể, gây dao động thị lực;
  • Gặp chấn thương vùng mắt: Tác động từ bên ngoài làm tổn thương đến thủy tinh thể;
  • Mắc các tật khúc xạ: Tật cận thị cũng có thể gây đục thủy tinh thể;
  • Mắc các bệnh lý về mắt: Viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc,…;
  • Đục thủy tinh thể do bẩm sinh.

* Triệu chứng:

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh cườm khô – đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Mắt nhìn mờ, thị lực suy giảm, nhìn khó, cảm thấy mắt lóe sáng, nhìn quáng gà, nhìn vào ánh sáng cảm thấy bị mờ;
  • Trong các vùng sáng bao quanh thì sức nhìn kém;
  • Nhìn vào một vật thì nhìn thành hai hoặc ba;
  • Mắt kính thường xuyên phải thay đổi.

DND-dat-lich-kham

Tổng quan về bệnh cườm nước

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm nước là bệnh glaucoma, thiên đầu thống hay chứng tăng nhãn áp. Khi áp lực trong mắt hay nhãn áp tăng cao sẽ làm dây thần kinh thị giác – dây thần kinh kết nối giữa mắt và não sẽ bị tổn thương. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhất là mù lòa.

Mắt người có hình dáng giống một quả cầu với đường kính khoảng 2cm, ở mắt có một loại nước được gọi là thủy dịch, lưu thông liên tục để nuôi dưỡng nhiều bộ phận có trong mắt. Thủy dịch ở mắt luôn cần được lưu thông ở trạng thái cân bằng. Thủy dịch cần thoát ra khỏi mắt thông qua những lỗ nhỏ để sau đó quay trở lại vào cơ thể. Trường hợp những lỗ này bị hẹp hay bị bít thì dịch sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong mắt (tình trạng tăng nhãn áp), làm tổn thương thần kinh thị giác, kết quả là gây mù lòa.

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm nước là bệnh glaucoma, thiên đầu thống hay chứng tăng nhãn áp

Tên gọi thường được biết đến của bệnh cườm nước là bệnh glaucoma, thiên đầu thống hay chứng tăng nhãn áp

* Nguyên nhân gây cườm nước:

Bệnh cườm nước không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên có liên quan đến sự gia tăng hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.

Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắt bị tổn thương từ bên trong. Áp suất thủy dịch trong mắt tăng có thể thể dẫn tới bệnh cườm nước, mặc dù vậy, bệnh nhân mắc chứng tăng áp suất thủy dịch đề mắc cườm nước.

Các nguyên nhân được biết đến gây ra bệnh cườm nước gồm:

  • Tuổi cao: Cứ 10 người trên 75 tuổi thì có 1 người mắc bệnh cườm nước;
  • Sắc tộc: Người gốc Châu Phi, Caribean hoặc Châu Á có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước;
  • Gene di truyền;
  • Tiền sử chấn thương mắt;
  • Mắc cận thị nặng;
  • Tăng huyết áp;
  • Hút thuốc lá nhiều;
  • Độ dày giác mạc giảm.

* Triệu chứng:

Cườm nước có 2 loại là cấp tính – loại tiến triển nhanh; mạn tính – loại tiến triển chậm, âm thầm. Bệnh nhân có thể mắc cườm nước ở một bên mắt hoặc mắc ở cả hai mắt.

Với loại cấp tính, triệu chứng sẽ là nhức mắt, đau nửa đầu, những cơn đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, nhìn thấy các màu giống cầu vồng, thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng tức, đồng tử giãn.

Với loại mạn tính, do tiến triển bệnh chậm nên rất khó để nhận biết. Dấu hiệu nhận biết phổ biến ở dạng này là cảm giác hơi cộm xốn, mỏi mắt, thỉnh thoảng nhìn mờ.

Dù ở dạng cấp tính hay mạn tính thì bệnh nhân đều bị tổn thương thần kinh thị giác. Vì vậy, cách tốt nhất là phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị bệnh khỏi, mắt sáng lại sẽ cao hơn.

Ở trẻ em, cườm nước sẽ biểu hiện là sợ ánh sáng, khi bật đèn trẻ sẽ khóc lớn. Với trẻ đang bú mẹ, khi bé bú no bé vẫn úp mặt vào ngực mẹ, nước mắt chảy nhiều và trẻ hay nheo mắt. Trẻ em mắc cườm nước từ 6 tháng trở lên thì thị lực sẽ giảm dần, cha mẹ có thể phát hiện qua hội chứng “mắt trâu”, lúc này mắt trẻ sẽ nở to tròn, con ngươi to như mắt trâu.

>>> Đừng mổ cận nếu chưa đọc bài viết này

Các phương pháp điều trị cườm mắt

Điều trị bệnh cườm khô:

Có hai biện pháp điều trị bệnh cườm khô là:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc, chỉ có tính chất tạm thời trong giai đoạn đầu của bệnh;
  • Phẫu thuật: Thủy tinh thể đục được lấy ra và được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Điều trị bệnh cườm nước:

Các biện pháp điều trị bệnh cườm nước bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc để làm giảm áp lực cho mắt, giúp chất lỏng thoát ra từ mắt;
  • Phẫu thuật bằng laser;
  • Phẫu thuật tạo lỗ hở dưới kết mạc để cho dịch thoát ra khỏi mắt qua lỗ và sau đó hấp thụ vào máu.

DND-tu-van-mien-phi

Địa chỉ phẫu thuật cườm mắt uy tín tại Hà Nội

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín hàng đầu tại Hà Nội với chất lượng toàn diện cả về chuyên môn và dịch vụ y tế.

Bệnh viện đã có hơn 11 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt. Bệnh viện còn được đánh giá là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa mắt đầu tiên tại Hà Nội có quy trình thăm khám, điều trị đạt chuẩn quốc tế. Bệnh nhân đến đây sẽ được chăm sóc sức khỏe đôi mắt và thị giác toàn diện từ trẻ em đến người lớn và người già với các dịch vụ như kiểm tra tật khúc xạ, điều trị và phẫu thuật các bệnh lý về mắt, đặc biệt là phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Mắt Quốc tế DND đều là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề, chuyên môn cao đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các điều trị thành công các ca phẫu thuật khó. Với lòng yêu nghề, luôn tận tâm với bệnh nhân cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ, bệnh nhân đến với Mắt Quốc tế DND sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất.

Liên hệ với Bệnh viện Mắt Quốc tế DND qua số Hotline 1900.6966 để được tư vấn, đặt lịch thăm khám.

Tài liệu tham khảo

https://en.wikipedia.org/wiki/Cataract

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cataracts/symptoms-causes/syc-20353790

https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-are-cataracts

5/5 - (1 vote)