Viễn thi và lão thị giống và khác nhau như thế nào ?

Đều là những bệnh lý gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, viễn thị và lão thị gây khó khăn cho người bệnh trong việc nhìn gần nhưng vẫn nhìn những vật ở xa bình thường.  Đa phần nhiều người đang lầm tưởng viễn thị và lão thị là tên gọi khác nhau của 1 loại bệnh. Nhưng thực tế nó là 2 bệnh khác nhau.

Tìm hiểu về viễn thị và lão thị

Rất nhiều người lầm tưởng viễn thị và lão thị là tên gọi khác nhau của 1 loại bệnh bởi có rất nhiều điểm tương đồng về dấu hiệu bệnh. Nhưng thực tế viễn thị và lão thị là hai bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ về viễn thị và lão thị.

Viễn thị là gì?

Viễn thị là một tật khúc xạ mắc phải (sự sai lệch về khúc xạ ánh sáng do mất cân bằng về tỉ lệ giữa chiều dài nhãn cầu và thuỷ tinh thể) đây là hiện tượng khi mắt không nhìn được rõ các vật ở gần, nhưng lại có thể nhìn rất rõ các vật ở xa nên khi nhìn gần cần có kính hỗ trợ. Viễn thị có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của người bệnh.

Hình ảnh so sánh giữa mắt bình thường và mắt viễn thị

Hình ảnh so sánh giữa mắt bình thường và mắt viễn thị

Một số trường hợp, viễn thị nghiêm trọng khiến bệnh nhân chỉ nhìn thấy được vật ở rất xa trong khi những vật ở gần thì mắt không thể điều tiết được hoặc nhìn rất mờ, nếu để lâu không có hướng điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh nhược thị.

Ngoài ra, viễn thị là tật khúc xạ có thể di truyền, do đó nó có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Biểu hiện của viễn thị tương đối giống với với tật lão thị ở người già.

DND-tu-van-mien-phi

Lão thị là gì?

Lão thị có biểu hiện tương đối giống tật viễn thị là không thể nhìn được các vật ở gần nhưng với các vật ở xa thì khả năng nhìn khá hơn. Người bị lão thị khi nhìn vật cần đến ánh sáng đầy đủ và phải nheo mắt mới có thể nhìn được.

Hình ảnh so sánh giữa mắt bình thường và mắt bị lão thị

Hình ảnh so sánh giữa mắt bình thường và mắt bị lão thị

Người bệnh bị lão thị mắt thường rất kém, nhìn hạn chế và dễ bị mỏi mắt khi phải nhìn để cố nhận ra vật gì đó. Khi mắt nhìn lâu có thể bị chóng mặt, đau đầu và chảy nước mắt.

Phân biệt giữa viễn thị và lão thị

Để biết rõ hơn viễn thị và lão thị khác nhau thế nào hãy cùng so sánh các yếu tổ sau:

Tiêu chí Lão thị  Viễn thị
Nguyên nhân Do tuổi già Nhiều nguyên nhân (di truyền v…v…
Điểm hội tụ ánh sáng Sau võng mạc Sau võng mạc
Độ tuổi 40 trở lên Mọi độ tuổi
Khả năng nhìn xa
Khả năng nhìn gần Không Không
Cơ chế mắt không phải điều tiết khi nhìn xa mà chỉ cần điều tiết khi ngồi gần Mắt phải điều tiết khi cả nhìn xa và gần
Phương án điều trị
  • Đeo kính lão
  • Đeo kính
  • Phẫu thuật

Nguyên nhân gây ra bệnh:

Viễn thị: Nguyên nhân gây ra viễn thị là di truyền khiến mắt có sự sau lệch về khúc xạ ánh sáng trong mắt.

Nguyên nhân gây ra viễn thị là di truyền khiến mắt có sự sau lệch về khúc xạ ánh sáng trong mắt.

Nguyên nhân gây ra viễn thị là di truyền khiến mắt có sự sau lệch về khúc xạ ánh sáng trong mắt.

Lão thị: Nguyên nhân dẫn đến lão thị là do lão hóa, tuổi tác, thời gian hay thay đổi sinh lý ở người bước vào giai đoạn lớn tuổi, lão hóa. Đây là yếu tố rõ ràng nhất để phân biệt viễn thị và lão thị khác nhau thế nào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

Viễn thị: Người bị viễn thị thường chỉ nhìn rõ các vật ở xa, nhưng khó nhìn được các vật ở gần. Và có thể mắc ở bất cứ độ tuổi nào, người trẻ, vị thành niên, người già…

Với lão thị: Bệnh chỉ xuất hiện ở người có tuổi độ từ trung niên trên 40 tuổi trở đi. Dấu hiệu nhận biết của lão thị là có khả năng nhìn xa và rất khó nhìn gần nhưng mắt có khả năng điều tiết rất yếu, hay chảy nước mắt. Đây được coi là dấu hiệu của tuổi già.

Lão thị là dấu hiệu của tuổi già, thường gặp ở những người trên 40 tuổi

Lão thị là dấu hiệu của tuổi già, thường gặp ở những người trên 40 tuổi

Về cơ chế hoạt động:

Viễn thị: với người bị viễn thị để nhìn xa hay nhìn gần đều phải điều tiết mắt để nhìn rõ sự vật. 

Lão thị: người bị lão thị thì không phải điều tiết mắt khi nhìn xa và chỉ nhìn gần mới điều tiết mắt.

Điều trị viễn thị và lão thị như thế nào?

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng

Viễn thị: Đeo kính gọng, kính áp tròng để làm thay đổi điểm hội tụ của tia sáng. Người bệnh có thể lựa chọn kính gọng hoặc kính áp tròng. Có thể sử dụng liên tục hoặc chỉ khi làm việc và phải nhìn ở cự ly gần. Đây là biện pháp đơn giản, mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi. Nhưng, người bệnh trước khi sử dụng kính cần được thăm khám tại cở sở khám mắt uy tín để kiểm tra thị lực chính xác và được tinh vấn loại kính phù hợp với tình trạng bệnh.

Điều trị viễn thị và loạn thị bằng việc đeo kính áp tròng hoặc kính gọng

Điều trị viễn thị và loạn thị bằng việc đeo kính áp tròng hoặc kính gọng

Ngoài việc đeo kính, bệnh nhân nên có chế độ luyện tập phù hợp để giảm độ viễn như: Tập trên máy tập thị giác hai mắt, bịt mắt lành, đồng thời tập nhìn với mắt bị nhược thị,  Người có mắt bị viễn nếu kèm theo chứng lác mắt thì cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp. Với trẻ em nên khuyến khích trẻ có các hoạt động liên quan đến thị giác như tô màu, vẽ tranh để làm tăng độ khúc xạ của thủy tinh thể. Từ đó làm giảm độ viễn thị.

DND-dat-lich-kham

Lão thị: Với những bệnh nhân bị lão thị thì giải pháp tối ưu nhất đó là đeo kính gọng. Nếu người bệnh chỉ bị lão thị mà mắt không bị viễn thị, cận thị hay loạn thị thì kính đọc sách là lựa chọn số một cho người bệnh. Kính đọc sách hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động đòi hỏi thị lực nhìn gần hay khi cần đọc văn bản chữ nhỏ, sách báo. Trong trường hợp mắt có các vấn đề về thị lực khác như cận thị và loạn thị, thì khi bị lão thị người bệnh có thể cần sử dụng kính đã tròng, kính hai tròng, kính ba tròng.

Áp dụng phương pháp phẫu thuật:

Viễn thị: Nếu người bệnh không muốn đeo kính áp tròng hoặc kính gọng và đôi mắt đáp ứng đủ điều kiện để phẫu thuật thì có thể điều trị viễn thị bằng phương pháp phẫu thuật như Phakic, lasik, femto lasik, relex smile

Điều trị viễn thị bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị viễn thị bằng phương pháp phẫu thuật

Lão thị: Cũng như lão thị nếu người bệnh không muốn đeo kính có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ sự phụ thuộc vào kính và có thể nhìn tốt ở mọi khoảng cách. 

Hiện nay có công nghệ phẫu thuật SBK Presbyond điều chỉnh độ khúc xạ của giác mạc hoặc phương pháp phẫu thuật Femtosecond Presbyond dùng tia laser chiếu lên bề mặt giác mạc để tạo vạt giác mạc, điều chỉnh độ khúc xạ. Từ đó giúp người lớn tuổi có khả năng nhìn tốt hơn. 

Ngoài ra, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có lộ trình điều trị phù hợp.

Tự hào là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt uy tín hàng đầu, được hàng ngàn khách hàng đánh giá rất cao. Bệnh viện  Mắt Quốc tế DND sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Không gian bệnh viện rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, cơ sở vật chất hiện đại nhiều tiện nghi.
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa.
  • Đội ngũ nhân viên, điều dưỡng chuyên nghiệp, tận tâm với phương châm “khách hàng luôn là Thượng đế”
  • Trang thiết bị sử dụng tại Bệnh viện được đầu tư hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc.

DND-lien-he

————————-

Tài liệu tham khảo

https://www.aao.org/eye-health/diseases/hyperopia-farsightedness
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/farsightedness/symptoms-causes/syc-20372495
https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/farsightedness-hyperopia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/presbyopia/symptoms-causes/syc-20363328
https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-presbyopia
https://www.webmd.com/eye-health/eye-health-presbyopia-eyes

5/5 - (1 vote)