Giải đáp thắc mắc về vấn đề đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt, có thể xuất hiện quanh năm và ở mọi đối tượng. Tuy là bệnh lành tính nhưng đau mắt đỏ vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc sau mưa lũ.

Đau mắt đỏ là gì ?

Đau mắt đỏ còn có một tên gọi khác trong y khoa là viêm kết mạc. Việc này xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc của mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm khiến cho toàn bộ lòng trắng nổi lên một màu đỏ đặc trưng. Đây chính là lý do mà bệnh này được gọi là bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân bị đau mắt đỏ là gì?

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ có thể kể đến như:

  • Do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, do các virus: Adenovirus, Herpes gây ra. Tuy viêm kết mạc do virus rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của bệnh nhân nhưng lại có thể khỏi trong vòng từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.
  • Do vi khuẩn: Sau virus, các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Haemophilus Influenzae, Gonococci,… cũng là nguyên nhân thứ 2 gây ra bệnh đau mắt đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều tổn thương nặng ở mắt. Cơ chế lây lan của đau mắt đỏ do vi khuẩn là tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng dính dịch tiết nước mắt của người bệnh.
  • Do dị ứng: Tùy theo cơ địa, nhiều người có thể bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi,… Đau mắt đỏ do dị ứng có thể kéo dài hay tái phát, tuy nhiên không có khả năng lây lan.

Adenovirus là một trong những loại virus gây ra bệnh đau mắt đỏ

Adenovirus là một trong những loại virus gây ra bệnh đau mắt đỏ

Những biểu hiện của đau mắt đỏ

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà đau mắt đỏ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Mắt đỏ, cộm ngứa như có hạt bụi ở bên trong
  • Mắt chảy nhiều nước mắt và tiết nhiều ghèn. Hai mi có thể bị dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Mi mắt sưng nề, đau nhức.
  • Thị lực suy giảm.
  • Bệnh nhân còn có thể bị mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch sau tai hoặc viêm mũi dị ứng (Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng).

Mắt đỏ, cộm ngứa, chảy nhiều nước mắt – Những triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ

Mắt đỏ, cộm ngứa, chảy nhiều nước mắt – Những triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ

DND-lien-he

Các biến chứng của đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được coi là một bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng nguy hiểm là hoàn toàn có thể xảy ra, gây suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa do các tổn thương ở giác mạc: Viêm giác mạc, loét giác mạc. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường như mắt đỏ, đau nhức, cộm ngứa,… hoặc tình trạng đau mắt đỏ kéo dài, người bệnh nên đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Đau mắt đỏ có thể gây ra các biến chứng viêm loét giác mạc thậm chí là mù lòa

Đau mắt đỏ có thể gây ra các biến chứng viêm loét giác mạc thậm chí là mù lòa

Con đường lây bệnh đau mắt đỏ

Tốc độ lây lan của bệnh đau mắt đỏ khá nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Các con đường lây bệnh bao gồm:

  • Tiếp xúc với nước mắt, ghèn rỉ mắt của người bệnh.
  • Qua đường hô hấp: Giọt bắn nước bọt, nước mũi khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm tay hoặc sử dụng chung những vật dụng, đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như: khăn mặt, chăn gối, cốc nước, bát đũa, tay nắm cửa,…
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo, nước ở ao hồ hoặc bể bơi nhiễm mầm bệnh.
  • Qua đường quan hệ tình dục.
  • Lạm dụng kính áp tròng, vệ sinh kính áp tròng sai cách.

Nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ là rất cao

Nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ là rất cao

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất đó chính là “nhìn vào măt người bị đau mắt đỏ có bị lây không?” thì câu trả lời là “Không”. Nguyên nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ là do virus, vi khuẩn. Do đó, việc nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ không có khả năng lây bệnh như nhiều người lầm tưởng.

Để giảm thiểu tối đa khả năng lây bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn. Lý do là nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp rất cao. Đặc biệt, người bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả trong thời kì ủ bệnh hoặc trong vòng 1 tuần sau khi đã khỏi bệnh.

DND-tu-van-mien-phi

Làm thế nào để điều trị đau mắt đỏ?

Việc điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Đau mắt đỏ do virus: Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh để giảm các triệu chứng khó chịu, sưng nề và vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9%. Cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần vệ sinh mắt.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Trường hợp này cần sử dụng thuốc kháng sinh uống kết hợp thuốc nhỏ/thuốc mỡ tra mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đồng thời sử dụng thuốc nhỏ/thuốc uống hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm, dị ứng và sử dụng nước mắt nhân tạo để làm giảm cảm giác khô ngứa mắt.

Ngoài ra, để hỗ trợ việc điều trị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Khi ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt trước nắng gió, khói bụi. Tuyệt đối người bệnh không được dụi, day mắt để tránh làm tổn thương giác mạc.

Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ

Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài, trở nặng gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế lây lan cũng như những tổn thương cho mắt. Với những trường hợp bệnh nhân mắc tật khúc xạ đang sử dụng kính áp tròng, cần ngưng sử dụng kính áp tròng và thay thế bằng kính gọng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngoài ra, việc điều trị cũng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng đơn thuốc của người khác hay áp dụng các phương pháp truyền miệng, các mẹo dân gian: Nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,… Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

 

Thăm khám mắt – Việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Thăm khám mắt – Việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Ăn gì và kiêng gì khi bị đau mắt đỏ?

Thực phẩm nên ăn

  • Các loại rau xanh (Trừ rau muống) và củ: Khoai lang, cà rốt,…
  • Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các loại hạt và các loại đậu.
  • Các loại trái cây: Đu đủ, cam, dâu tây, kiwi,…

Thực phẩm nên kiêng

  • Các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, nước uống có gas,…
  • Các loại thực phẩm có mùi tanh: Tôm, cua, cá, ốc,…
  • Các loại thực phẩm có tính nóng: Ớt, tỏi, giềng, sả, thịt chó,…
  • Hạn chế ăn các loại mỡ động vật, nội tạng động vật.

Tìm hiểu kỹ càng hơn về bệnh đau mắt đỏ chính là cách giúp bạn và gia đình luôn được an toàn trước căn bệnh lây lan cực nhanh này

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám các bệnh lý về mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, vui lòng liên hệ theo số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88.

DND-dat-lich-kham

————————-

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355

https://www.webmd.com/eye-health/eye-health-conjunctivitis

https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/

https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-conjunctivitis

Xem thêm: 

 
5/5 - (1 vote)