02 nguyên nhân chính gây cận thị ở trẻ em

Hiện nay, tình trạng mắc bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ cũng như của xã hội.

ThS.BS Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, cận thị ở trẻ em có 02 nguyên nhân chính:

Thứ nhất là cận thị bẩm sinh do yếu tố gen di truyền, tiền sử trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị thì trẻ sẽ có nguy cơ bị cận thị cao hơn.
Thứ hai là vấn đề cận thị học đường. Hiện nay, các bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, ipad từ rất sớm với tần suất nhiều giờ trong ngày hoặc ngồi học, đọc sách không đúng cách. Điều này khiến trẻ bị cận thị với độ cận ngày càng cao.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị:
– Cận thị ảnh hưởng đến sự tự tin của đứa trẻ, bởi khi bị cận thị, trẻ không nhìn rõ. Ngoài ra, trẻ sẽ gặp khó khăn khi hoạt động thể thao.
– Trẻ bị cận thị mà không được phát hiện, kiểm soát sẽ tăng số nhanh. Nếu không được đeo kính hoặc đeo kính không đúng số, trẻ dễ có nguy cơ bị nhược thị, lác. Độ cận cao cũng gây ra những biến chứng ở đáy mắt, nguy hiểm nhất là bong võng mạc khi trẻ lớn lên.

Cận thị ở trẻ em

Các biện pháp phòng tránh cận thị cho con như:
– Luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập.
– Không để trẻ đọc sách hoặc viết chữ liền trong thời gian dài. Sau mỗi giờ trẻ tập trung đọc, nên để trẻ được nghỉ ngơi khoảng 5 phút.
– Khoảng cách từ mặt đến trang sách phải cách nhau 30-50cm, đồng thời phải chú ý tới cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa.
– Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn.
– Cần tập thói quen nhìn xa cho trẻ.
– Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên.
– Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.
– Cho trẻ đi kiểm tra thị lực ít nhất 6 tháng/ lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.

5/5 - (2 votes)